Không cần bàn cãi, thịt bò chính là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của mọi nền ẩm thực. Vừa có giá trị dinh dưỡng cao, vừa làm được nhiều món ăn ngon, đó là những gì chúng ta có thể nhận định ngay về loại thực phẩm này. Thế nhưng, là đầu bếp hay thậm chí chỉ là một đầu bếp tại gia, những thông tin dưới đây về thịt bò chắc chắn đều cần thiết.
Beefsteak (bít tết) có lẽ là món ăn từ thịt bò nổi tiếng nhất thế giới
Chất dinh dưỡng có trong thịt bò
Trong thịt bò có chứa rất nhiều vitamin và các khoáng chất, trong đó đáng kể nhất phải nhắc đến protein và sắt.
+ Protein có cả trong các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật (đặc biệt là các loại đậu) và động vật. Tuy nhiên so với các thức ăn khác, thịt bò được chứng minh là có nhiều protein hơn cả, đến 30% hàm lượng protein trong tất cả các loại thịt. Với hàm lượng giàu có như thế, dễ hiểu vì sao trong chế độ ăn uống của người cần phục hồi sức khỏe hay vận động viên luôn ưu tiên cho thịt bò.
+ Sắt trong thịt bò là ở dạng Heme-Iron. Ngoài việc bổ sung khoáng chất sắt cho cơ thể thì loại chất này còn giúp cho chúng ta hấp thu sắt ở những thức ăn khác tốt hơn. Thậm chí, việc ăn thịt bò còn giúp trau dồi lượng sắt tốt hơn là uống thuốc bổ. Với tình trạng thiếu máu của rất nhiều người hiện nay thì bổ sung các món ăn có thịt bò chính là một biện pháp hiệu quả và an toàn.
Có rất nhiều dinh dưỡng trong thực phẩm này
Nên ăn bao nhiêu thịt bò mỗi ngày?
Ai cũng biết, thịt bò là nguồn thực phẩm tốt. Nó có tác dụng hỗ trợ cải thiện thiếu máu, tăng cơ bắp rất hiệu quả. Song, bạn đã từng nghe đến những căn bệnh như Alzheimer (mất trí nhớ), sán giải bò, sán lá gan hay thậm chí là nguy cơ cao mắc căn bệnh ung thư đại tràng? Khoa học đã chứng minh, ai cũng có khả năng mắc những căn bệnh này nếu tiêu thụ quá nhiều thịt bò.
Vậy, dùng thịt bò bao nhiêu mỗi ngày là đủ?
Câu trả lời chính là chúng ta chỉ nên tiêu thụ không quá 200gram thịt/ngày và tốt nhất là dưới 150gram/ngày, dù đó là bất cứ loại thịt nào. Bên cạnh đó, chúng ta cũng chỉ nên ăn thịt đỏ (thịt gia súc) tối đa 3 ngày/tuần, còn lại là sử dụng thịt trắng (gia cầm hoặc cá, hải sản).
7 cấp độ chín khi chế biến thịt bò và thời gian chế biến
Không chỉ riêng gì beefsteak, thịt bò trong nhiều món ăn khác nhau cũng có các cấp độ chín khác nhau. Bạn đã từng nghe qua món ăn nào chỉ làm chín thịt bằng chanh hay thậm chí chỉ ướp muối và trộn với trứng gà chưa? Đó chính là cấp độ chín thấp nhất của thịt bò bò – chế biến không qua gia nhiệt.
+ Cấp 1 – Raw: sống hoàn toàn
+ Cấp 2 – Blue rare: chín 10%, thời gian áp chảo cho mỗi mặt thịt bò là 30s
+ Cấp 3 – Rare: chín 25%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 60s
+ Cấp 4 – Medium rare: chín 50%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 2 phút
+ Cấp 5 – Medium: chín 70%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 3 phút
+ Cấp 6 – Medium well: chín 90%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 4 phút
+ Cấp 7 – Well done: chín 100%, thời gian áp chảo mỗi mặt là 5 phút.
Các mức độ chín của thịt bò
Những thực phẩm không nấu cùng với thịt bò
Và đây chính là điều mà bạn nên khắc cốt ghi tâm để có một bữa ăn an toàn.
Nguyên tắc khi kết hợp các thực phẩm trong một món ăn hoặc giữa các món trong một bữa ăn là gì? Đó là không nấu chung những thực phẩm có cùng hàm lượng dinh dưỡng quá nhiều (dễ dẫn đến dư thừa), không nấu chung những thực phẩm có chứa các chất dễ phản ứng với nhau tạo thành các chất gây khó tiêu. Đối với thịt bò, bạn không nên ăn cùng với các thực phẩm như sau:
+ Lươn: gây khó tiêu
+ Hải sản: các chất phản ứng với nhau tạo kết tủa, cản trở sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể
+ Đậu nành: tăng nguy cơ gây ra bệnh gút
+ Hạt dẻ: làm cho thịt bò mất đi chất dinh dưỡng vốn có
+ Nước chè: dễ dẫn đến triệu chứng táo bón
+ Đậu đen: trong đậu đen cũng rất giàu sắt và bạn không nên kết hợp cả 2 thực phẩm cùng giàu sắt với nhau, sẽ gây ra phản ứng không tốt hoặc dẫn đến thừa chất trong cơ thể
+ Thịt heo: thịt bò có tính ôn, thịt heo có tính hàn. Sự kết hợp của 2 thực phẩm này làm cho các chất dinh dưỡng trong món ăn không còn hiệu quả cao nữa.
Các bộ phận của bò có thể nấu món gì ngon?
Đây cũng là phần quan trọng nên tìm hiểu. Bởi với mỗi món ăn, chúng ta nên chọn những bộ phận phù hợp để có được những món ăn ngon.
Các bộ phận ăn được lấy từ bò
+ Thịt cổ bò: ít mỡ, nhiều thớ, khá cứng và dai, thích hợp để nấu súp hoặc hầm thịt.
+ Thịt vai: mỡ vừa phải, nhiều thịt, thích hợp để làm món quay nướng hoặc beefsteak, nhúng lẩu cũng khá lý tưởng.
+ Thịt sườn: có nhiều vân mỡ nên dùng làm món nướng là lý tưởng, ngoài ra còn thái mỏng dùng để nhúng lẩu.
+ Thăn ngoại: nhiều mỡ, mềm, được xem là thịt ngon nhất của con bò và lý tưởng nhất chính là làm beefsteak.
+ Thăn nội: mỡ khá ít, mềm thịt, cũng phù hợp làm beefsteak.
+ Nạm: thịt nạm khá cứng, chủ yếu dùng để nướng hoặc xào, ở Việt Nam có món phở nạm cũng rất ngon.
+ Diềm thăn: khá nhiều mỡ nhưng lại khá cứng, phù hợp để nấu các món hầm.
+ Bắp bò: phần này thịt cứng, nhiều gân, hay được dùng để hầm cho nước dùng ngọt tự nhiên.
+ Thịt mông: Phần thịt mongo chủ yếu để nấu súp và hầm. Ở một số nước phương Tây, người ta thường thái mỏng phần thịt này để ăn tái hoặc ăn sống.
Thịt bò là một nguyên liệu khá đắt, giàu dinh dưỡng và nấu được nhiều món ngon. Hiểu về thịt bò không chỉ là biết các công thức nấu sao cho hấp dẫn mà còn là hiểu nguyên liệu đó tốt ra sao, nên chế biến như thế nào là tốt để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất. Với một vài thông tin trên, hy vọng bạn đã có thêm một số kiến thức cơ bản về loại thực phẩm ngon và bổ này!
from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/nhung-dieu-can-biet-ve-thit-bo/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét