Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Great Dishes Of The World

Great Dishes Of The World của tác giả Robert Carrier xuất bản vào năm 1963 và trở thành một trong những cuốn sách dạy nấu ăn được yêu thích tại châu Âu, đặc biệt là ở Anh Quốc, Pháp. Cuốn sách đã bán được khoảng hơn 10 triệu bản bởi nó không chỉ hướng dẫn những công thức chế biến món ăn chuẩn vị mà còn giúp chúng ta biến việc nấu ăn trở thành niềm vui thú trong cuộc sống.

Great Dishes Of The World

Great Dishes Of The World xuất bản đầu tiên vào năm 1963. Ảnh: Internet

Great Dishes Of The World là cuốn sách tổng hợp các công thức nấu nhiều món ngon trên thế giới. Tìm đọc cuốn sách, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp nhiều món ăn đến từ các nền ẩm thực khác nhau như Trung Hoa, Ấn Độ, Trung Đông, Caribbean, Anh, Pháp… Xuất bản đầu tiên vào năm 1963, tác giả đã liên tục cập nhật những công thức nấu ăn mới và tái bản trong nhiều năm sau đó.

Robert Carrier sinh năm 1923 tại Tarrytown, New York và mất năm 1996 tại Pháp. Ông là một đầu bếp, đồng thời cũng là biên tập viên của những tạp chí nổi tiếng như là Harper’s Bazaar, Vogue và Sunday Times. Vào năm 1996 khi mất, ông đã để lại hơn 20 cuốn sách dạy nấu ăn, một công ty về lĩnh vực truyền thông,  2 nhà hàng, 1 khách sạn và 1 trường dạy nấu ăn.

tác giả sách Great Dishes Of The World

Chân dung tác giả Robert Carrier. Ảnh: Internet

Được thiết kế đẹp mắt, bên cạnh công thức là hình ảnh những món ăn được chụp cận cảnh rất bắt mắt. Thông điệp truyền tải trong mỗi món ăn cũng hết sức nhẹ nhàng. Lật mở từng trang sách, người đọc sẽ thấy một bầu trời kỷ niệm về một thời kỳ nước Anh vào những năm 70, 80. Nó cung cấp cho bạn cơ hội được tự tay chế biến và thưởng thức những món ăn có mặt trong thực đơn của nhiều nhà hàng nổi tiếng. Robert Carrier như mời gọi độc giả bước vào thế giới của mình. Ông sẵn sàng chia sẻ tất cả các kiến thức chuyên môn và đưa ra những lời khuyên hữu ích trong quá trình chế biến món ăn.

Đọc cuốn sách, bạn như bị thôi thúc và muốn lăn ngay vào căn bếp để nấu những món ăn ngon nhất, bổ dưỡng nhất cho người thân yêu của mình. Với các đầu bếp chuyên nghiệp, Great Dishes Of The World rất đáng để bạn nghiên cứu, tìm tòi kiến thức cũng như được tiếp thêm sức mạnh, yêu thêm công việc làm bếp. Tác giả khuyến khích người đọc thực hành và kiên trì trong nấu nướng. Tuyệt đối đừng thất vọng nếu như ngay lần đầu tiên hoặc thậm chí là lần thứ hai món ăn không thành công, không được như ý muốn. Các công thức nấu ăn hoàn toàn không giống với đơn thuốc của bác sĩ, chúng không thể lặp lại quá thường xuyên và bạn cần sáng tạo để đem đến những điều mới lạ cho thực khách.

Bạn có thể tìm thấy những công thức chế biến món ăn truyền thống của người Anh, hương vị cổ điển của ẩm thực Pháp, một chút hiện đại của món ăn Mỹ hay có cả thịt cừu Caribbean, thịt cừu xiên Ma-rốc hoặc thịt lợn Trung Quốc…

nội dung quyển Great Dishes Of The World

Một trang bên trong cuốn sách với hình ảnh bắt mắt.

Great Dishes Of The World gói gọn những tinh hoa của sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ẩm thực của Robert Carrier. Cuốn sách sẽ mở ra cho bạn những chân trời kiến thức mới về ẩm thực thế giới để làm nền tảng vững chắc phát huy tính sáng tạo trong nấu ăn chuyên nghiệp và cả nấu ăn gia đình.

 

 

 

 



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/great-dishes-world/

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Ẩm Thực Việt Nam và Thế Giới

Nếu là người thích đọc sách, yêu ẩm thực, thích tìm hiểu về đặc điểm và cả nguồn gốc, ý nghĩa sâu xa của món ăn Việt và các nền ẩm thực khác, bạn có thể “ngấu nghiến” cuốn sách chỉ trong 3 ngày. Điểm cộng đầu tiên là sách được viết bởi một đầu bếp cực kỳ nổi tiếng trên các chương trình nấu ăn truyền hình, TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo (hay còn gọi thân mật là cô Diệu Thảo) nên yên tâm là những kiến thức này đều hữu ích và đọc cũng dễ hiểu.

sách ẩm thực Việt Nam và Thế Giới

Bìa sách Ẩm Thực Việt Nam Và Thế Giới

Trước tiên mình sẽ nói những điểm chính của sách để các bạn có thể hình dung qua về nội dung. Ẩm Thực Việt Nam Và Thế giới là một tài liệu tổng quan, tóm tắt được khá đầy đủ các vấn đề xoay quanh ẩm thực như: nguyên liệu phổ biến; cơ sở hình thành; đặc điểm chung, đặc điểm riêng và cả những lý giải về các đặc trưng ấy dựa trên cơ sở lịch sử, văn hóa; lý giải tính vì sao món ăn này lại được kết hợp từ các nguyên liệu này hoặc phải chế biến theo phương pháp kia…

Nhìn chung vì là tài liệu tổng quan nên sẽ hơi nghiêng về lý thuyết (sách dày hơn 300 trang), khá ít hình minh họa nên dễ khiến người đọc có tâm lý nản. Do đó mình khuyên các bạn nên xem qua mục lục và chọn đọc trước những phần mà bản thân cảm thấy hứng thú hoặc phù hợp với lĩnh vực mà các bạn đang học. Những phần còn lại có thể tìm hiểu sau chứ không nhất thiết phải đọc từ đầu đến cuối.

Với riêng mình thì chương Đặc trưng của ẩm thực Việt Nam là tinh hoa và cũng gợi nhiều sự thích thú nhất. Một phần vì những kiến thức này gần gũi nên dễ hình dung, một phần vì mình học thiên về các món Việt nên những thông tin trong sách là cực kì bổ ích.

Trong khoảng gần 100 trang sách của chương này, cô Diệu Thảo đã vẽ lên được một bức tranh ẩm thực nước nhà với các đặc điểm về sử dụng nguyên liệu, cách chế biến, đặc trưng nêm nếm, cách thưởng thức rất đầy đủ. Bên cạnh đó là đi cực kì sâu vào nét riêng của văn hóa ẩm thực từng miền Bắc – Trung – Nam. Gần như tất cả các đặc sản của nước ta đều được đưa vào và lý giải vô cùng dễ hiểu về nguồn gốc, cách gọi tên, nguyên liệu chính là gì, chế biến ra sao… Bạn nào nắm bắt nhanh và có kinh nghiệm thì có thể nấu được món đó sau khi đọc sách luôn.

Cô Diệu Thảo biểu diễn nấu ăn

Chuyên gia ẩm thực, TS. Nguyễn Thị Diệu Thảo

Điểm khiến mình thích nhất và cũng giúp cho sách trở nên thú vị, đọc thu hút hơn là ở cách truyền đạt về đặc sản địa phương của cô Diệu Thảo. Nói về món ăn ở miền nào thì cô sẽ dùng đúng phương ngữ của vùng miền đó. Cách cô miêu tả về màu sắc, hương vị của món ăn cũng rất tượng hình, đọc xong bỗng thèm ăn món đó khủng khiếp. Mình lấy mấy ví dụ dưới đây, các bạn đọc thử xong chắc chắn cũng… thèm, muốn tìm ngay nơi nào có bán để ăn thử xem có ngon như từng lời cô tả hay không.

Chẳng hạn như nói về bánh đa cua (Hải Phòng) thì sẽ là: “Màu nâu của thứ bánh đa đặc trưng lẫn với màu vàng chói chang của cà chua chín, màu đỏ đất của gạch cua xôm xốp nổi trên bát canh phảng phất màu xanh của hành hoa, rau sống và vị chua mát của me lẫn trong nước dùng…”.

Hay nói về món gỏi sầu đâu của miền Nam thì sẽ thế này: “Me non đem nướng trên lửa than đến khi nước chua ứa ra rơi xuống ngọn lửa nghe lèo xèo”.

Ngoài ẩm thực Việt Nam, cuốn sách cũng có một chương riêng về ẩm thực thế giới (Trung Hoa, các nước châu Á khác, Anh, Pháp, Mỹ, Ý…). Qua đây, chúng ta cũng có thể hiểu được những nét khác biệt cơ bản trong cách nấu ăn, hương vị món ăn của các quốc gia. Đối với những món ăn nổi tiếng như Pizza, Pasta, Sushi… sẽ được nhấn mạnh nhiều hơn.

Hiện nay tất nhiên có rất nhiều sách viết về ẩm thực. Sách về tâm sự nghề, hướng dẫn cách nấu ăn hay sách giới thiệu các món ăn đều có đủ. Tuy nhiên nếu bạn mới bắt đầu học nghề bếp thì mình khuyên các bạn nên ưu tiên đọc Ẩm thực Việt Nam và Thế giới của cô Diệu Thảo. Tài liệu tổng quan sẽ cung cấp cái nhìn bao quát trước, sau đó đọc những sách chuyên sâu hơn thì sẽ dễ hiểu hơn. Còn nếu bạn muốn tìm một sách dạy nấu ăn thì đây không phải là tài liệu lý tưởng, tuy nhiên có thể trở thành nguồn tham khảo thêm để bạn hiểu hơn về cách nấu như thế nào cho hợp, đúng khẩu vị của vùng miền.

 

 

 



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/am-thuc-viet-nam-va-the-gioi/

Đầu Bếp Luke Nguyễn – Khát vọng chứng minh Món Việt tuyệt vời nhất

“Khát vọng lớn nhất của đời tôi là chứng minh với thế giới rằng món Việt Nam là tuyệt vời nhất” chính là phát ngôn của đầu bếp người Úc gốc Việt nổi tiếng Luke Nguyễn với báo chí nước ngoài. Trong hành trình đến với nghề bếp chuyên nghiệp, món ăn Việt luôn nằm trong tiềm thức và trở thành nguồn cảm hứng bất tận của anh.

đầu bếp Luke Nguyễn

Đầu bếp Luke Nguyễn và những khát vọng đưa ẩm thực Việt vươn xa.

Nếu ai đam mê ẩm thực chắc chắn đã từng một lần nghe qua cái tên Luke Nguyễn. Bắt đầu được biết đến rộng rãi tại Việt Nam thông qua vị trí Giám khảo trong chương trình MasterChef Vietnam hay một số show khám phá ẩm thực mang tên mình. Luke Nguyễn đã góp một phần không nhỏ trong việc quảng bá tinh hoa ẩm thực Việt đến với bạn bè quốc tế.

5 tuổi đã vào bếp

Gia đình Luke Nguyễn đến Úc vào khoảng cuối những năm 70 và để trang trải cho cuộc sống, ba mẹ anh đã mở một quán Phở Việt ở Cabramatta, Fairfield. Khi được 5 tuổi, anh đã bắt đầu học những bài học nấu ăn đầu tiên từ cha của mình. Chính từ đây đã nung nấu ngọn lửa đam mê với nghề bếp nói chung và ẩm thực Việt nói riêng trong lòng Luke Nguyễn.

Năm 14 tuổi, Luke Nguyễn đến Sydney để theo đuổi con đường làm đầu bếp chuyên nghiệp dù bố mẹ anh không thật sự ủng hộ. Anh bắt đầu làm việc ở vị trí nhân viên bếp trong các nhà lớn của thành phố. 9 năm sau với sự giúp đỡ của chị gái cùng vốn kiến thức, kinh nghiệm tích lũy được, Luke Nguyễn đã mở một nhà hàng riêng của mình mang tên Đèn lồng đỏ ở Surry Hills, Sydney. Đến nay, nhà hàng này vẫn là một địa điểm thưởng thức ẩm thực được nhiều người lựa chọn.

Làm việc gần 100 giờ/tuần

Thời gian đầu, việc kinh doanh không suôn sẻ và Luke Nguyễn phải nỗ lực rất nhiều. Sau 5 năm cố gắng không ngừng nghỉ, anh chia sẻ “Có những ngày, nhà hàng biến thành nhà của bạn và làm việc gần 100 giờ một tuần đã trở thành một phần cuộc sống của bạn”. Cuối cùng, mọi cố gắng đã được đền đáp. Đèn lồng đỏ được đề cử là nhà hàng món Á và món Việt tốt nhất nước Úc. Bên cạnh đó, anh còn được trao tặng danh hiệu Thương gia trẻ Việt Nam thành công nhất tại Úc và Restaurant and Catering Ethnic Business Award vào năm 2008. Tuy nhiên, mục đích chính và lớn lao hơn cả vẫn là khát vọng mang ẩm thực Việt ra thế giới.

nhà hàng đèn lồng đỏ - Đầu Bếp Luke Nguyễn

Nhà hàng Đèn Lồng Đỏ của Luke Nguyễn tại Úc.

Đầu Bếp Luke Nguyễn – Nâng tầm ẩm thực Việt

Mang trong mình dòng máu đỏ da vàng, Luke Nguyễn luôn khao khát quảng bá ẩm thực dân tộc rộng rãi hơn, khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ ẩm thực thế giới. Sau khi ngang, dọc khắp mọi miền Việt Nam, anh đã cho ra đời những cuốn sách giá trị với mục đích giới thiệu tinh hoa trong ẩm thực Việt. Cũng tại nhà hàng của mình ở Úc, các món ăn trong thực đơn được sáng tạo bằng cách kết hợp hài hòa giữa ẩm thực Việt truyền thống và ẩm thực nước Úc. Tất cả đều mang lại những sự trải nghiệm mới mẻ, giúp cho ẩm thực Việt đến gần hơn với người Úc nói riêng và thế giới nói chung.

Không chỉ mang giá trị của ẩm thực Việt quảng bá ra thế giới mà Luke Nguyễn còn muốn chính người Việt cũng có cảm xúc thật mạnh với ẩm thực của quê hương mình, đặc biệt là các bạn trẻ.

Những cuốn sách ẩm thực đầy giá trị

Không chỉ là một đầu bếp tài năng, Luke Nguyễn còn là tác giả của nhiều cuốn sách ẩm thực giá trị như:

Những bí mật của Đèn lồng đỏ (Secrets of the Red Lantern) xuất bản năm 2007. Cuốn sách chia sẻ về quá trình hình thành và phát triển của nhà hàng Đèn lồng đỏ. Bên cạnh đó là những công thức món Việt được hướng dẫn bởi tác giả.

Khúc hát Sapa (The song of Sapa) xuất bản năm 2009. Tác phẩm nói về những phong tục tập quán trong ẩm thực của người Việt trên khắp các vùng miền của đất nước qua cái nhìn của tác giả.

Indochine (tạm dịch: Ẩm thực Đông Dương) xuất bản năm 2012, nói về sự ảnh hưởng của ẩm thực Pháp trong món ăn Việt

Ẩm thực Việt Nam (The food of Vietnam) ra đời năm 2013. Đây là cuốn sách chia sẻ những món ăn Việt mang đậm phong cách của Luke Nguyễn. Ngoài ra, tác phẩm còn là hành trình đến nhiều vùng đất khác nhau của Việt Nam để khám phá văn hóa của tác giả.

Luke Nguyen’s greater MeKong (tạm dịch: MeKong hùng vĩ của Luke Nguyễn) xuất bản năm 2013, Từ Trung Quốc đến Việt Nam (2015) và Ẩm thực đường phố châu Á (Street Food Asia) (2017) đều là những cuốn sách giá trị chia sẻ về hành trình và sự giao thoa của ẩm thực châu Á.

sách The Song of Sapa Luke Nguyễn

Cuốn sách nổi tiếng của Luke Nguyễn.

Những nguyên tắc vàng của Luke Nguyễn trong ẩm thực

Anh đã chia sẻ 4 điều được coi là nguyên tắc vàng trên con đường làm nghề bếp chuyên nghiệp của mình như sau: “Thứ nhất, bạn phải có một sự ham thích nhất định trong nấu ăn. Nhưng thích thú là chưa đủ, bạn cũng phải có một lượng lớn kiến ​​thức về nấu ăn và nhớ đừng để bị phân tâm bởi bất kỳ yếu tố nào.Thứ hai, bạn phải dành khoảng 4 -10 năm làm việc trong các nhà hàng. Thứ ba, và là điều rất quan trọng, bạn đừng bao giờ, ngừng chế biến và nấu nướng ngay cả trong một ngày. Và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là bạn phải chuẩn bị bản thân cho việc làm, thậm chí là làm cả 15 tiếng một ngày”.

Bắt đầu đến với công việc nấu ăn từ rất sớm, bằng những nỗ lực không ngừng của bản thân, đầu bếp Luke Nguyễn đã khẳng định sống đúng với đam mê bạn sẽ không bao giờ hối tiếc. Và, những thành công ngày hôm nay của anh được xây bằng trái tim yêu quê hương, đất nước, yêu ẩm thực Việt đến cuồng si.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/dau-bep-luke-nguyen/

Thứ Hai, 21 tháng 1, 2019

Nghệ Nhân Ẩm Thực Ánh Tuyết

Không chỉ được tôn vinh là nghệ nhân nấu ăn hàng đầu Việt Nam, nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết còn được mệnh danh là “cuốn sách sống” về nghệ thuật ẩm thực Hà Nội, là người “lưu giữ” những tinh hoa của ẩm thực Hà thành.

nghệ nhân ẩm thực hà thành Ánh Tuyết

Nghệ nhân ẩm thực Hà thành Phạm Ánh Tuyết.

Ở độ tuổi gần 70 với nhiều năm đứng bếp, nghệ nhân ẩm thực Phạm Ánh Tuyết vẫn là cái tên được giới đầu bếp trong và ngoài nước nể phục khi nhắc đến. Với nghệ nhân Ánh Tuyết: “Những cái gì cha ông để lại đều có bề dày lịch sử, tôi nhận thấy đó là điều quý giá hàng trăm năm nay nên tôi sẽ luôn cố gắng giữ lấy cái hồn ẩm thực đó”.

Gắn bó với ẩm thực Hà Nội truyền thống từ cái nôi “gia đình”

Không ngẫu nhiên mà nhắc đến nghệ nhân Ánh Tuyết, người ta lại mệnh danh bà là “cuốn sách sống”, là “Đệ nhất ẩm thực Hà thành”. Được sinh ra trong một gia đình làm quan gốc Hà Nội, nổi tiếng nề nếp, ngay từ nhỏ, nghệ nhân Ánh Tuyết đã được thừa hưởng sự khéo léo, tỉ mỉ trong cách nấu ăn từ bà ngoại của mình.

nghệ nhân ánh tuyết

Nghệ nhân Ánh Tuyết thừa hưởng tài năng ẩm thực từ cái nôi gia đình.

Hầu hết các cô gái Hà Nội xưa đều được gia đình giáo dục chu toàn, từ cách ăn nói nhỏ nhẹ đến dáng điệu đi đứng nhẹ nhàng, đặc biệt là phải giỏi “nữ công gia chánh. Đó cũng là nét “thanh lịch” của người Tràng An đã đi sâu vào thơ ca, nhạc họa lâu đời. Cũng bởi vì gia đình nề nếp nên lúc lên 9 tuổi, cô bé Ánh Tuyết đã biết cùng bà ngoại nhặt rau bí, gọt su hào… rồi học cách nấu những món ăn truyền thống của người Hà Nội. Từ đó, ý niệm về ẩm thực Hà Nội rằng, các món ăn phải hấp dẫn từ thị giác, khướu giác rồi mới đến vị giác đã ăn sâu vào trong ý thức của nghệ nhân Ánh Tuyết.

Ngày nay, không chỉ với thực khách Việt mà ngay cả thực khách nước ngoài cũng đã khá quen với hình ảnh nghệ nhân ẩm thực Ánh Tuyết qua các kênh truyền hình. Ở căn bếp nhỏ trong ngôi nhà cổ kính của bà tại Hà Nội cũng đã nức danh gần xa với những món ăn truyền thống mang đậm tinh hoa của mảnh đất kinh kỳ.

Và giữa lòng Hà Nội với biết bao đổi mới, nơi ẩm thực đã khoác thêm cho mình nhiều lớp áo sặc sỡ bằng sự du nhập, hòa trộn với nhiều nền ẩm thực phong phú khắp năm châu, nhưng nhà hàng của nghệ nhân Ánh Tuyết vẫn giữ được những mâm cơm đúng chuẩn Hà Nội xưa. Đây cũng là nơi duy nhất phục vụ cơm canh theo lối cũ – chốn độc nhất vô nhị giữa lòng Hà Nội xô bồ còn “lưu giữ” rõ nét nhất những tinh hoa của ẩm thực Hà thành.

Nghệ thuật ẩm thực đỉnh cao nằm ở sự tỉ mỉ

Theo đuổi ẩm thực Hà Nội từ nhỏ, lại lớn lên giữa những nề nếp và lối sống khắt khe của phụ nữ Hà Nội gốc xưa, nghệ nhân Ánh Tuyết có những tiêu chuẩn “bất di bất dịch” về sự hoàn hảo với mỗi món ăn.

Với bà, để tạo nên được một món ăn chuẩn vị hoàn hảo, tinh tế nhất, các nguyên liệu cần đáp ứng được những quy tắc đặc biệt. Chẳng hạn, nguyên liệu phải đúng vào mùa nào thức ấy, phải là sản vật ở vùng đất nào mới tạo nên được đúng hương vị cho món ăn… Hay như khi nấu một bát bún thang, nghệ nhân Ánh Tuyết cũng cẩn trọng lựa từng con tôm cho đến các gia vị nhỏ nhất. Bà luôn quan niệm, một món ăn hoàn hảo, đạt đến đỉnh cao phải có vị riêng phải và tỉ mỉ trong từng khâu chuẩn bị, tuyệt đối không thể nào cẩu thả.

Trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017, nghệ nhân Ánh Tuyết đã được tôn vinh danh hiệu Nghệ nhân nấu ăn hàng đầu Việt Nam dựa trên các tiêu chí:

  • Nắm giữ những kiến thức, kỹ năng và bí quyết nấu ăn của ẩm thực Việt Nam
  • Trực tiếp lưu giữ, sáng tạo và truyền dạy cho các thế hệ kế tiếp
  • Tham gia chỉ đạo, cố vấn trong các liên hoan ẩm thực cấp quốc gia và quốc tế
  • Được vinh danh trên các tạp chí chuyên đề ẩm thực, các chương trình truyền hình về ẩm thực trong nước và quốc tế.

Không chỉ vậy, nghệ nhân Ánh Tuyết cũng là người được chọn để chủ trì xây dựng thực đơn và chuẩn bị bữa tiệc đón tiếp 21 vị nguyên thủ Quốc gia trong hội nghị APEC năm 2018 tại Đà Nẵng, Việt Nam.

nghệ nhân ánh tuyết bếp trưởng hội nghị apec

Nghệ nhân Ánh Tuyết xây dựng thực đơn và chuẩn bị bữa tiệc trong hội nghị APEC

Học trò theo học các món ăn truyền thống Hà Nội của nghệ nhân Ánh Tuyết không chỉ là các học viên trong nước mà còn thu hút đông đảo các học viên nước ngoài như: Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Nam Phi…

Với nghệ nhân Ánh Tuyết, nấu ăn là nghệ thuật, món ăn sẽ làm nên hồn đất nước, lưu lại những ký ức tốt đẹp cho những người luôn hướng về quê hương, dân tộc. Người nấu ăn cũng là người truyền tải văn hoá và lưu giữ tinh hoa ẩm thực xứ sở mình. Bà cũng luôn mong muốn truyền cho thế hệ trẻ nét văn hóa ẩm thực Hà Nội gốc bằng chính cái tâm của một người đầu bếp lão luyện.



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/nghe-nhan-am-thuc-anh-tuyet/

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2019

Nghệ nhân Bùi Thị Sương – Đại sứ Ẩm Thực Việt Nam

Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương là một trong 3 nghệ nhân ẩm thực hàng đầu Việt Nam được vinh danh trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017. Bà cũng là một trong những thành viên sáng lập ra Hội đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn và làm giám khảo của nhiều chương trình, cuộc thi nấu ăn toàn quốc.

nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương

Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương.

Với hai công trình nghiên cứu đặt nền móng cho việc giảng dạy đại học và xếp bậc trong ngành ẩm thực là “Món ăn đặc sản ba miền” và “Tiêu chuẩn xếp bậc kỹ thuật nghề nấu ăn và làm bánh Việt Nam” cùng hơn 40 năm làm việc, giảng dạy, không ngừng tham gia vào các hoạt động quảng bá ẩm thực, nghệ nhân Bùi Thị Sương được xem như Đại sứ văn hóa ẩm thực Việt Nam.

Có khiếu nấu ăn từ nhỏ

Sinh ra trong một gia đình miền Tây sông nước thuộc tỉnh Tiền Giang, nghệ nhân Bùi Thị Sương sớm bộc lộ được năng khiếu nấu ăn từ khi còn nhỏ. Lúc lên 6 tuổi, bà đã biết tự mình chế biến món ăn khi má vắng nhà bằng cách hái cà chua chín ngoài vườn, băm cá nhồi vào rồi chiên lên cho các em ăn cơm.

Không chỉ vậy, bà còn được truyền khả năng nấu nướng cũng như niềm đam mê ẩm thực từ chính ngoại và má của mình. Bà kể lại, hồi nhỏ thường đi theo và xem cách má làm bánh, nấu chè, nấu xôi để cúng đình hay hội làng. Mỗi khi trong làng có tiệc, bà ngoại bà lại được mời đến để phối cỗ, nếm thử, chia phần… Dù cuộc sống khó khăn nhưng ngoại và má luôn biết cách tạo nên những bữa ăn đầy thi vị cho gia đình chỉ từ những loại rau củ đơn giản, từ đó truyền cho bà cảm hứng sáng tạo trong nấu ăn.

Nghệ nhân Bùi Thị Sương

Nghệ nhân Bùi Thị Sương đã từng bộc lộ khiếu nấu ăn khi còn nhỏ

Dám đam mê và vượt qua thử thách trên con đường sự nghiệp

Để phát triển và nuôi dưỡng đam mê, cô gái miền sông nước đã chọn chuyên ngành Kỹ sư chế biến thực phẩm, ngành Kinh tế gia đình của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật theo học và tốt nghiệp năm 1978. Nhờ khả năng vốn có và đạt được nhiều thành tích học tập đáng nể, bà đã được nhà trường giữ lại công tác. Chuyển từ kỹ sư sang đào tạo đầu bếp là một thách thức với nghệ nhân Bùi Thị Sương vì phải coi trọng thực hành nhiều hơn lý thuyết, khác hẳn đào tạo kỹ sư và luôn phải cập nhật những xu hướng, thị hiếu để xây dựng mô hình phù hợp.

Sau hơn 23 năm giảng dạy, nghệ nhân Bùi Thị Sương lại tiếp tục con đường nghiên cứu ẩm thực với hai đề tài “Món ăn đặc sản ba miền” và “Tiêu chuẩn xếp bậc kỹ thuật nghề nấu ăn và làm bánh Việt Nam”. Đây là khoảng thời gian tạo nhiều thách thức với bà và nhóm nghiên cứu vì điều kiện kinh phí vô cùng hạn hẹp.

Sau 2 năm nghiệm thu, kết quả nghiên cứu bị thâm hụt 17 triệu đồng. Trong buổi bảo vệ luận án, dù thành công và được đánh giá xuất sắc, nhưng bà đã đứng khóc tại chỗ vì không muốn mọi người phải tự bỏ tiền túi ra để bù cho khoản thâm hụt. Nhờ hiệu trưởng hiểu chuyện và biết được nên nhà trường đã đứng ra “thầu” giúp.

tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa

Nghệ nhân Bùi Thị Sương luôn tham gia nhiều hoạt động ẩm thực ý nghĩa

Với những cống hiến không mệt mỏi, năm 2009, bà đã được Ban chấp hành Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian cùng huy hiệu “Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam”.

Sau nhiều năm miệt mài giảng dạy, nghiên cứu, nghệ nhân Bùi Thị Sương đã xuất bản 2 cuốn sách nổi tiếng là Phở và các món nước và cuốn Tinh hoa món cuốn Việt.

Trong lễ tôn vinh các Danh hiệu Du lịch năm 2017 diễn ra tại Hội chợ Du lịch quốc tế Hà Nội VITM, bà cũng đã được tặng danh hiệu Nghệ nhân nấu ăn hàng đầu Việt Nam cùng với 2 nghệ nhânTôn Nữ Thị Hà và Phạm Ánh Tuyết.

Cho đến nay, nghệ nhân Bùi Thị Sương vẫn tiếp tục hành trình trên con đường ẩm thực với nhiều hoạt động ý nghĩa để hệ thống lại kiến thức, chia sẻ với học trò, bạn bè những món ăn hay, lạ, đẹp… với mong muốn nghiên cứu và phát triển kho tàng món ăn quý giá để để lại cho đời sau.

Với nghệ nhân Bùi Thị Sương, dù đi đâu, làm gì, với ai, bà cũng học được điều gì đó cho ẩm thực. Lúc nào bà cũng ngạc nhiên, tò mò, như một đứa trẻ và luôn luôn coi trọng việc truyền lửa, truyền cảm hứng cho mọi người.



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/nghe-nhan-bui-thi-suong-dai-su-am-thuc-viet-nam/

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

Mẹo uống bia lâu say ngày tết

Mẹo uống bia lâu say cho ngày Tết là từ khóa được nhiều người tìm kiếm trong thời điểm cuối năm. Việc chuẩn bị cho bản thân một số mẹo vặt sẽ giúp bạn tránh khỏi những trường hợp say khướt, mệt mỏi, giao tiếp không chuẩn, ảnh hướng đến những công việc khác… Bài viết tổng hợp một số mẹo nhỏ giúp bạn tháo gỡ thắc mắc và có thể cùng bạn bè, người thân chung vui trong bữa tiệc.

uống bia lâu say

Uống bia lâu say là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người trong dịp Tết

Ăn trước khi vào tiệc

Theo chia sẻ của Th.s Vũ Quốc Trung (lương y đa khoa Hội Đông y Hà Nội) với News.zing.vn, để hạn chế tác hại của bia rượu, bạn nên ăn trước khi uống. Điều này sẽ làm phân giải một phần lượng cồn trong rượu bia, từ đó hỗ trợ bảo vệ bảo vệ gan, dạ dày… Th.s cũng nhấn mạnh tuyệt đối không được uống rượu, bia khi đói. Bởi lúc này, men sẽ ngấm vào dạ dày nhanh chóng, dễ gây viêm loét dạ dày, viêm ruột…

Vậy nên ăn gì để uống bia lâu say? Một số loại thực phẩm luôn được ưu tiên dùng trước khi nhập tiệc uống rượu bia như phô mai, bánh mì nướng, uống sữa, vitamin và các loại chất chống

oxy hóa… Tất cả những loại thực phẩm này đều có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu các loại nước uống khác vào cơ thể. Từ đó, bạn có thể ngăn chặn cơn say hữu hiệu.

Trong bữa tiệc

Nếu ai đã từng băn khoăn làm sao để uống được nhiều bia thì có thể tham khảo một số mẹo nhỏ như uống chậm. Bằng cách này, bạn đã có thể tránh được trường hợp chất cồn thâm nhập vào cơ thể ồ ạt. Hoặc bạn cũng có thể uống thêm nước trong quá trình uống bia. Việc này nhằm giúp pha loãng lượng cồn trong máu, vì thế bạn có thể pha lẫn nước lọc với bia hay uống nước xen kẽ giữa những lần uống bia.

uống kèm nước trong lúc uống bia

Bổ sung nước sẽ giúp bạn uống bia lâu say

Cách đơn giản hơn, bạn nên chọn những loại thức uống có nồng độ cồn nhẹ. Đặc biệt, bạn không nên nạp nhiều loại chất cồn khác nhau vào cơ thể bởi điều này không chỉ nhanh say mà còn có thể gây nguy hiểm cho bạn. Cụ thể như lời bác sĩ Trần Quốc Bảo (Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế) cho biết để giảm thiểu nguy cơ say rượu, không nên uống quá 2 đơn vị cồn/ngày với nam, 1 đơn vị cồn/ngày với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần (Nguồn: News.zing.vn).

Sau tiệc

Sau tiệc, bạn có thể áp dụng một số cách giải bia nhanh như thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên đi ngủ để cơ thể có thời gian hồi phục nhanh hơn. Lưu ý, bạn cũng có thể đắp thêm khăn mát trên trán để giải nhiệt cơ thể tốt hơn trong cơn say.

Bên cạnh đó, bổ sung muối cho cơ thể là điều đặc biệt cần thiết đối với những người say nôn ói. Vì khi nôn, cơ thể họ đã mất đi một lượng muối và chất khoáng nhất định. Bổ sung muối ngay lúc này sẽ hạn chế được tình trạng cơ thể mệt mỏi. Để giải bia nhanh, bạn cũng có thể ăn nhiều trái cây chứa chất kali. Bởi ít ai biết được rằng kali có tác dụng giải hóa chất cồn trong cơ thể.

Theo lời khuyên của các bác sĩ, bạn có thể dùng nước dừa, nước chanh sau buổi tiệc để giải bia. Mẹo nhỏ khác trong cách giải bia nhanh được nhiều người truyền tai nhau là đưa trứng vào chế độ ăn uống của bạn. Vì chất cysteine có trong trứng giúp phá vỡ và giải hóa lượng cồn tồn đọng trong cơ thể.

Hi vọng những mẹo uống bia lâu say cho ngày Tết trên có thể giúp bạn an tâm dự tiệc mà không còn lo ngại tình trạng say mềm. Đây cũng chính là những cách đơn giản giúp bạn bảo vệ sức khỏe mình tốt hơn. Chúc bạn đón Tết vui, khỏe!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/meo-uong-bia-lau-ngay-tet/

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2019

Mâm ngũ quả ngày Tết

Ngày Tết cổ truyền, trên bàn thờ gia tiên có thể bình dị, cũng có thể mâm cao cỗ đầy, có thể nhỏ, cũng có thể lớn. Song, không bao giờ thiếu mâm ngũ quả. Là người tự tay sắm sửa và trang trí mâm ngũ quả, bạn đã thực sự hiểu về ý nghĩa cũng như cách sắp xếp để thể hiện được những ý nguyện, sự cầu mong của mình?

mâm ngũ quả ngày tết

Trang trí ngày Tết không thể thiếu mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả là gì?

Ngũ quả mang 2 yếu tố Ngũ và Quả. Mỗi yếu tố đều thể hiện những triết lý, quan niệm văn hóa của người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng.

Ngũ

Số 5 từ lâu được xem như là biểu tượng của sự sống. Trong sản xuất có ngũ cốc, ngũ quả, trong vũ trụ có ngũ hành. Đồng thời, số lẻ cũng tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở và phát triển liên tục.

Đặc biệt, mâm ngũ quả tuân theo quy luật ngũ hành của vũ trụ, gồm có Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ. Mỗi hành đều có những màu sắc tương ứng với những ý nghĩa biểu trưng riêng. Do đó, sự tổng hòa ngũ hành trên một mâm ngũ quả có thể xem là sự tổng hòa của mọi yếu tố trong vũ trụ, thể hiện được bao quát những ý nguyện của con người.

Quả

Quả gắn bó sâu sắc với nền kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam.

Ngoài ra, hình ảnh lớp vỏ bao bọc lấy hạt bên trong cũng tương tự như hình ảnh của vũ trụ bao bọc lấy vì sao. Do đó, quả còn mang ý nghĩa của sự sinh sôi, trường tồn. Mỗi loại quả được lựa chọn trưng bày lại mang một ý nghĩa khác nhau.

Biểu tượng của màu sắc trong mâm ngũ quả

Việc lựa chọn màu sắc trước hết là làm sao để cân đối, hài hòa, có tính thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu bạn là người xem trọng ý nghĩa của mâm ngũ quả, nhất định không thể bỏ qua việc chọn lựa màu sắc của quả sao cho tương ứng với ngũ hành – ý nghĩa sâu xa nhất trên mâm ngũ quả. Thông thường sẽ có những màu sắc như sau:

+ Màu xanh nước biển, đen (Thủy): sang trọng, thành đạt

+ Màu đỏ (Hỏa): sức khỏe, tình yêu, sự may mắn

+ Màu xanh lá (Mộc): sự thông minh, nhanh nhẹn, nhiều phúc lộc

+ Màu trắng (Kim): tình yêu và hạnh phúc

+ Màu vàng, cam (Thổ): sự mãnh liệt trong cuộc sống, thịnh vượng, sung túc và giàu sang.

Các loại trái cây và ý nghĩa của chúng

Tùy từng địa phương và tùy mùa mà sẽ có những loại quả khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, mùa Tết, mọi người thường ưu tiên hơn cho những loại quả sau trên mâm ngũ quả:

Phật thủ (như bàn tay của đức Phật, che chở cho gia đình, mang đến sự yên bình), nải chuối (hứng lấy sự may mắn), đào (sự cao sang và thăng tiến), thanh long (phát tài phát lộc), quýt (thành đạt), bưởi (tròn đầy, may mắn), sung (sung túc, viên mãn), đu đủ (đủ đầy về mọi mặt)…

Cách trình bày mâm ngũ quả đẹp

Gọi là “ngũ quả” nhưng ngày nay, nhiều người đôi khi trình bày đến 6 – 7 loại quả, thậm chí trên một mâm. Quan niệm mâm ngũ quả càng đủ đầy thì càng thể hiện được nhiều ước nguyện cho một năm mới đủ đầy, sung túc, một cái Tết trọn vẹn, thể hiện lòng thành kính và biết ơn dâng lên tổ tiên, ông bà.

Mâm ngũ quả miền Bắc

Đặt dưới cùng và nâng đỡ cho các loại quả khác là một nải chuối xanh, phía bên trong là quả phật thủ với hình dáng như bàn tay vừa che chở, vừa vươn lên cao. Phía trước sẽ là quả bưởi, xen kẽ có hồng và quất, tạo thành hình chóp với màu sắc hài hòa, bắt mắt. Đây cũng là những loại quả phổ biến, quen thuộc của miền Bắc. Nhìn chung, mâm ngũ quả của các gia đình miền Bắc thường được xem là cầu kỳ nhất, cả về cách chọn cũng như trình bày.

mâm ngũ quả miền bắc

Cách sắp xếp khá phổ biến ở các tỉnh miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Trung

Ở miền Trung, các loại quả được chọn thường dựa vào mùa màng và đặc sản địa phương. Do đó không quá đặt nặng việc bắt buộc phải có trái cây nào hay kiêng kị trái cây nào. Thông thường sẽ có một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng được khắc chữ bày hai bên, mâm ngũ quả ở giữa. Trên mâm ngũ quả có một trái bưởi to, đối xứng 2 bên là xoài, táo đỏ hoặc hồng, mận. Có thể đặt hai chiếc ly nhỏ phía sau quả bưởi để đựng thêm hai quả đu đủ cho cao hơn, sau cùng là quả thơm hoặc thanh long. Xen kẽ là chùm nho đỏ, vài quả quýt…

mâm ngũ quả miền trung

Tham khảo kiểu sắp xếp của miền Trung

Mâm ngũ quả miền Nam

Mâm ngũ quả của gia đình miền Nam cũng khá bình dị. Các loại quả không cần thiết phải đắt đỏ, thậm chí còn rất quen thuộc, dân dã, “cây nhà lá vườn” có được. Có 2 lưu ý khi bày mâm ngũ quả miền Nam. Thứ 1 là quan niệm “cầu – dừa – sung – đủ – xài” tương ứng với các loại quả mãng cầu, dừa, sung, đu đủ, xoài (dựa vào cách phát âm theo phương ngữ Nam Bộ). Vì thế mà người dân luôn ưu tiên tìm các loại quả này để bày trí. Ngoài ra có thể thêm thơm, quýt, táo, bưởi và một cặp dưa hấu. Thứ 2, vì phát âm “chuối” của miền Nam hơi giống âm “chúi”, tức có xu hướng đi xuống nên thường sẽ hạn chế sử dụng loại quả này.

mâm ngũ quả miền nam

Mâm ngũ quả cầu – sung – dừa – đủ – xài

Nhìn chung, cách bài trí mâm ngũ quả thời nay đã khá phóng khoáng và hiện đại hơn, tùy vào quan niệm, thẩm mỹ và cả điều kiện kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, nếu hiểu đúng ý nghĩa, chúng ta sẽ có ý thức sắp xếp hơn. Quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính để trang hoàng bàn gia tiên, nhà cửa sạch đẹp, đón một năm mới suôn sẻ, rực rỡ, nhiều may mắn, tài lộc.

 

 

 



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/mam-ngu-qua-ngay-tet/

Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2019

Bún Mọc

Với cách làm bún mọc ngon chuẩn vị miền Bắc này, bạn sẽ dễ dàng vào bếp chuẩn bị cho bản thân và gia đình một bữa ăn ngon đơn giản mà vẫn rất dinh dưỡng. Bún mọc vừa dễ ăn lại thanh mát, bổ dưỡn, hứa hẹn sẽ chinh phục vị giác bất kỳ ai ngay từ lần thưởng thức đầu tiên đấy.

bún mọc

Bún mọc thơm ngon, thanh mát giúp “đổi vị” cho bữa ăn

Rất nhiều chị em nội trợ vẫn thường tìm học cách nấu bún mọc ngon để có món mới giúp gia đình “đổi vị” trong những bữa ăn hàng ngày, vào những dịp cuối tuần hay chuẩn bị bữa ăn sáng hấp dẫn. Tùy khẩu vị và sở thích của mình và gia đình mà bạn có thể học cách nấu bún mọc miền Nam các loại như: bún mọc giò heo, bún mọc dọc mùng, bún mọc sườn… Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nấu bún mọc Hà Nội với hương vị thơm ngon, đặc trưng cho vị bún mọc miền Bắc nhé!

Xem thêm:

>>> Bún Chả Hà Nội

>>> Bún Thang Hà Nội

Nguyên liệu nấu bún mọc Hà Nội

  • Giò sống: 500g
  • Xương heo: 500g
  • Sườn heo: 500g
  • Chả lụa, chả quế chiên: 500g
  • Bún tươi: 1kg
  • Nấm mèo: 50g
  • Cà rốt: 3 củ
  • Củ cải trắng: 1 củ
  • Bắp chuối: 25g
  • Hành tím: 3 củ
  • Ớt: 3 trái
  • Chanh: 2 trái
  • Hành lá: 2 cây
  • Ngò rí: 5g
  • Giá đỗ: 25g
  • Gia vị: tiêu, muối, bột ngọt, đường… ư
  • Rau sống các loại

nguyên liệu bún mọc

Nguyên liệu làm bún mọc

Hướng dẫn cách nấu bún mọc ngon tại nhà

Để tiện cho việc nấu bún mọc tại nhà, bạn nên mua giò sống hay giò mọc được làm từ thịt heo xay cùng các gia vị sẵn ngoài chợ hoặc siêu thị. Nên chọn giò có màu hồng tươi, nhìn thấy sụn xương trắng, ít mỡ, không có mùi lạ không.

Chả lụa, chả quế nên chọn loại uy tín, đảm bảo chất lượng, có mùi thơm đặc trưng, mềm, dai vừa phải.

Bước 1: Làm Mọc

Nấm mèo ngâm nước lạnh cho nở, rửa sạch rồi để ráo, thái sợi và trộn cùng giò sống. Nêm vào: ½ thìa cà phê đường, ½ thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm, ½ thìa cà phê bột ngọt vའthìa cà phê tiêu, trộn đều. Tiếp tục dùng tay vo viên lại thành mọc cho hết.

cách làm mọc

Trộn đều giò với nấm mèo, gia vị để làm mọc

Bước 2: Nấu nước dùng

Cà rốt, củ cải trắng gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc vừa ăn. Rau sống nhặt rửa sạch, để ráo.

Xương và sườn heo bạn rửa sạch bằng nước muối loãng rồi chặt khúc, cho vào trong nồi, thêm nước cùng cà rôt, củ cải và đun cho sôi thì thả mọc vào. Tiếp tục ninh trên lửa vừa trong khoảng 1 tiếng. Thêm vào nồi nước dùng một ít muối khi ninh nước dùng và thường xuyên vớt bọt ra cho nước dùng trong, ngọt. Khi nào gần tắt bếp thì nêm nếm lại lần nữa cho vừa ăn.

nấu nước dùng bún mọc

Thường xuyên vớt sạch bọt khi ninh nước dùng bún mọc

Bước 2: Chuẩn bị thành phẩm

Chả lụa, chả quế bạn rửa sạch rồi đem chiên vàng, cắt lát vừa ăn. Hành tím bóc vỏ, thái lát mỏng ròi đem phi thơm, để ra chén riêng. Bắp chuối và giá đỗ rửa sạch, để riêng. Hành lá, rau ngò rí nhặt rửa sạch, cắt nhỏ.

Bước 3: Trình bày và thưởng thức

Bún chần qua nước sôi, cho vào tô, sau đó xếp chả lụa, chả quế chiên, hành phi, vớt mọc để lên trên, sau đó múc chan nước lèo chan vào và rắc hành ngò đã xắt nhuyễn, một chút tiêu lên trên và ăn kèm rau sống đã chuẩn bị.

cách nấu bún mọc

Trình bày bún mọc và thưởng thức

Vậy là chỉ với 3 bước cơ bản trên, bạn đã vừa hoàn thành cách nấu bún mọc Hà Nội với hương vị chuẩn Bắc rồi. Món bún mọc không chỉ thơm ngon mà còn rất thanh mát, ngọt tự nhiên và giàu dinh dưỡng sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn thật ngon miệng. Chúc bạn thực hiện thành công!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/bun-moc/

Bún Măng Vịt

Khi kể đến các món bún ngon, chắc chắn không thể không nhắc tới bún măng vịt. Đây là món ăn khoái khẩu của nhiều người nên các chị em nội trợ rất thích học cách nấu bún măng vịt ngon để trổ tài nội trợ cho gia đình thưởng thức.

bún măng vịt

Bún măng vịt thơm ngon, lôi cuốn cho bữa ăn gia đình

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách nấu bún măng vịt Sài Gòn ngon chuẩn vị nhất. Chắc chắn tô bún măng vịt nóng hôi hổi hương vị thơm ngon với nước dùng có vị ngọt tự nhiên, thịt vịt mềm ngọt quện với vị chua dịu của măng sẽ chinh phục vị giác của cả nhà bạn. Món ăn này không cần quá nhiều thời gian hay các bước cầu kỳ, thế nhưng chỉ cần khéo léo một chút là bạn đã có thể tạo nên thành phẩm món bún măng vịt ngon khó cưỡng rồi. Cùng xem và thực hiện ngay nhé!

Nguyên liệu nấu bún măng vịt ngon

  • 1 con vịt làm sẵn: khoảng 1kg
  • Tiết vịt: 200g
  • Măng tươi: 500g
  • Gừng: 2 củ
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Hành khô: 1 củ
  • Chanh: 1 quả
  • Hành lá: 4 cây
  • Bún tươi: 500g
  • Các loại gia vị: muối, nước mắm, đường, hạt nêm, bột ớt, tiêu, bột ngọt…

Cách nấu bún măng vịt tại nhà đưn giản mà ngon

Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu nấu bún măng vịt

– Vịt bạn có thể mua sẵn ngoài chợ hoặc siêu thị. Nếu không bạn tiến hành cắt tiết và sơ chế vịt tại nhà. Sau đó dùng nước muối pha loãng rửa qua vịt một lần, tiếp đó dùng rượu trắng hoặc gừng đập dập chà xát lên toàn thân con vịt để khử mùi hôi rồi rửa sạch lại, để ráo nước.

– Lấy măng tươi rửa sạch, sau đó thái thành những sợi dài khoảng 7cm, cho vào nồi kèm chút muối luộc chín rồi vớt măng ra, xả lại với nước lạnh nhiều lần rồi để ráo.

sơ chế măng

Sơ chế măng rồi luộc chín

– Nửa củ gừng còn lại bạn gọt vỏ, rửa sạch, thái chỉ.

– Hành, tỏi khô bóc vỏ, đập dập rồi bằm nhuyễn.

– Tiết vịt đem luộc chín rồi cắt miếng vừa ăn.

Bước 2: Luộc vịt

Cho vịt vào nồi luộc cùng với 1 củ gừng đập dập, 2 cây hành lá, 1 thìa cà phê muối. Lưu ý, trong quá trình luộc bạn để lửa vừa cho vịt chín từ từ, đồng thời thường xuyên vớt hết bọt, váng mỡ để nước dùng bún trong và ngọt.

luộc vịt

Luộc vịt cho chín

Vịt luộc chín vớt ra, chần sơ qua nước đá lạnh để da vịt không bị thâm rồi để ráo nước hoặc thấm khô nước và chặt vịt thành từng miếng vừa ăn.

Bước 3: Trình bày và hoàn thành

Bắc chảo lên bếp, cho hành tỏi băm vào phi thơm thì trút măng tươi vào xào, nêm thêm: 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt nêm và trộn đều cho măng ngấm hết gia vị. Tiếp đó, trút măng xào vào nồi nồi nước luộc vịt, thêm hành lá vào và nêm lại gia vị cho vừa ăn.

bún măng vịt thành phẩm

Trình bày bún măng vịt ra tô

Bước 4: Cách làm nước chấm bún măng vịt

Cho vào chén hỗn hợp gồm: gừng thái sợi, 1 thìa cà phê ớt bột, 3 thìa cà phê nước mắm, 2 thìa cà phê đường rồi khuấy đều tất cả các nguyên liệu cho tan hết, hòa quyện và đậm đà là được nước chấm măng vịt.



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/bun-mang-vit/

Thứ Ba, 1 tháng 1, 2019

Bánh Canh Cá Lóc

Bánh canh cá lóc là món ăn quen thuộc được rất nhiều người chuộng sử dụng vào buổi sáng. Cách nấu bánh canh cá lóc không quá phức tạp nhưng đòi hỏi bạn phải nắm rõ công thức thực hiện.

Bánh canh cá lóc là món ăn có xuất xứ từ vùng đất miền Trung nước ta. Cho đến nay, món ăn này đã xuất hiện ở nhiều nơi và trở thành món ăn khoái khẩu của nhiều người. Ở mỗi vùng miền, món bánh canh cá lóc cũng có những biến tấu khác nhau để phù hợp với văn hóa địa phương. Bài viết chia sẻ cách làm bánh canh cá lóc theo phong cách miền Trung với hương vị đặc trưng từ nguyên liệu nén.

bánh canh cá lóc

Cách nấu bánh canh cá lóc đơn giản, thực hiện trong thời gian ngắn

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 1 con cá lóc (nặng khoảng 400g)
  • 300g bánh canh làm sẵn
  • 100g lá nén
  • 1 nắm hạt nén
  • Một số gia vị cần thiết: Muối, dầu ăn, nước mắm, ớt bột, ớt tươi, tiêu xay…

Cách nấu bánh canh cá lóc

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, bạn đánh vảy cá, loại bỏ ruột, cắt bỏ đuôi, mang cá và rửa lại nhiều lần với nước. Bí quyết để sơ chế cá lóc hết nhờn là chà xát muối lên bề mặt cá rồi mới rửa lại với nước. Sau đó, bạn cắt thành cá lóc thành miếng vừa ăn, dày khoảng 1cm.

sơ chế cá lóc nấu bánh canh

Sau khi rửa, bạn thái cá lóc thành từng miếng vừa ăn

Tiếp đó, bạn rửa sạch củ nén và lá nén. Bạn cho củ nén vào cối giã nhuyễn. Còn với lá nén, bạn thái nhuyễn. Đây là nguyên liệu cần thiết tạo nên hương vị đặc trưng khi nấu bánh canh cá lóc miền Trung.

Bước 2: Ướp cá lóc  nấu nước dùng

Kế đó, bạn cho cá vào bát và ướp với gia vị theo tỉ lệ: 1 thìa cà phê muối, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê ớt bột, 1 thìa cà phê hạt tiêu, ½ nén củ giã nhuyễn, ½ số lá nén thái nhỏ. Bạn trộn đều và ướp trong vòng khoảng 15 – 20 phút.

ướp cá lóc nấu bánh canh

Ướp cá lóc trong vòng khoảng 20 phút để cá thấm nguyên liệu

Sau đó, bạn bắc nồi lên bếp có thêm 1 thìa canh dầu ăn. Khi dầu sôi, bạn cho cá vào xào sơ cho chín. Lúc này, bạn đổ thêm khoảng 1 lít nước vào trong nồi đun sôi. Khi nước bắt đầu sôi, bạn nên hạ nhỏ lửa và đun thêm khoảng 20 phút để nước dùng tăng thêm vị ngọt tự nhiên.

Bước 3: Xử lý sợi bánh canh

Tiếp theo, bạn bắc nồi nước khác lên bếp đun sôi rồi cho sợi bánh canh vào trụng trong vòng khoảng 2 phút. Sau đó, bạn vớt sợi bánh canh ra ngoài rổ và xả lại với nước để sợi bánh canh không dính vào nhau.

trụng bánh canh

Bạn nên trụng sợi bánh canh trước để có món bánh canh cá lóc ngon, hấp dẫn

Sau đó, bạn cho sợi bánh canh vào nồi nước dùng nấu thêm khoảng 15 phút. Bạn nêm nếm gia vị cho vừa ăn thì tắt bếp.

Bước 4: Hoàn thành và trình bày món ăn

Cuối cùng, bạn múc bánh canh ra bát và cho thêm lên trên ít lá nén hoặc ớt tươi để tăng thêm độ bắt mắt.

Nấu bánh canh cá lóc không làm bạn tiêu tốn quá nhiều thời gian

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành cách nấu bánh canh cá lóc thông qua 4 bước thực hiện nhanh chóng. Thưởng thức bát bánh canh nóng hổi với nước dùng ngọt thanh, miếng cá thấm gia vị đậm đà là điều cũng sẽ khiến bất kỳ ai thích thú. Để nắm rõ hơn cách thực hiện món ăn này và nhiều món bánh canh khác, bạn có thể tham gia lớp dạy nấu ăn của Hội Đầu Bếp Á Âu bằng cách điền thông tin vào form bên dưới. Chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn lớp học cụ thể và phù hợp với bạn.

Chúc bạn chế biến thành công!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/banh-canh-ca-loc/

Bánh Canh Trảng Bàng

Bánh canh Trảng Bàng là một trong những món ăn tạo nên thương hiệu của cả một vùng đất Tây Ninh. Với hương vị thơm ngon đậm đà, món bánh canh trứ danh này đã làm say đắm lòng người khi đặt chân đến vùng đất Trảng Bàng. Chính vì thế, ai đã thưởng thức qua cũng đều có mong muốn được học công thức chế biến để đem hương vị này về nhà.

Bát bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh nóng hổi, bốc khói cùng với vị béo ngọt của thịt, vị thanh của nước lèo, đặc biệt là sợi bánh canh trắng, mềm tạo ấn tượng mạnh đối với thực khách thưởng thức. Theo người dân nơi đây truyền tai nhau, loại bánh canh này do ông Cáo tạo nên và tạo dựng nên thương hiệu như ngày nay. Điểm đặc biệt của bánh canh ông Cáo chế biến chính là nước dùng trong, đậm đà hương vị mà không loại bánh canh nào có được.

Bánh Canh Trảng Bàng Tây Ninh

Với hương vị đặc trưng, bánh canh Trảng Bàng tạo nên đặc trưng ẩm thực Tây Ninh

Nguyên liệu chế biến bánh canh Trảng Bàng

  • 1 kg bánh canh Trảng Bàng
  • 1 vài củ hành tím
  • 1 củ hành tây
  • 2 con mực khô
  • 1 nắm ngò gai
  • 0.5 kg xương heo
  • 1 củ cà rốt
  • 1 củ cải
  • 0.5 kg giò heo
  • 1 bắp giò
  • Một số loại gia vị cần thiết khác như hạt nêm, đường phèn, muối, hành phi, đầu củ hành…

Cách nấu bánh canh Trảng Bàng

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Đầu tiên, nhặt bỏ lá úa của ngò gai, rửa với nước muối pha loãng, cắt thành từng khúc ngắn và đập dập. Sau đó, bạn tiến hành rửa sạch bắp giò, xương heo, giò heo với nước muối pha loãng. Kế đó, bạn bắt đầu cạo vỏ cà rốt, củ cải trắng và thái thành từng miếng lớn. Bạn rửa sạch hành lá, thái nhỏ, riêng phần gốc bạn để đập dập.

sơ chế chân giò bánh canh trảng bàng

Lần lượt rửa sạch giò, xương, bắp giò heo để thực hiện cách nấu bánh canh Trảng Bàng

Bước 2: Nấu nước dùng

Tiếp đó, bạn cho hành tây, hành tím và mực khô nướng sơ qua. Kế đó, bạn bóc bỏ lớp vỏ cháy bên ngoài của hành tây và hành tím. Bạn cho chúng cùng ngò gai đập dập vào túi vải và buộc chặt.

Dùng mực khô, hành tây, hành tím nướng tạo mùi thơm đặc biệt cho bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh

Sau đó, bạn cho xương heo đã được rửa sạch cùng củ cải trắng, cà rốt và 2 lít nước vào nồi. Bạn bắc nồi lên bếp đun sôi, thả thêm túi vải vào cùng để tạo nên mùi thơm đặc trưng của bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh.

Hầm xương heo để tạo vị ngọt tự nhiên của nước dùng

Sau đó, bạn chần sơ giò heo với nước nóng, vớt ra ngâm trong bát nước đá để nhanh nguội và thịt được săn. Lúc này, bạn cho giò heo vào trong nồi nước dùng, hầm cho đến khi chín mềm để tăng thêm vị ngọt tự nhiên. Đây là cách nấu bánh canh Trảng Bàng ngon, hấp dẫn và đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao.

Sau khi chần với nước nóng, bạn cho giò heo vào ngâm trong bát nước đá

Tiếp đó, bạn nêm nếm gia vị vào trong nước dùng bao gồm hạt nêm, đường phèn, muối, đầu củ hành đập dập và hành phi cho vừa ăn hơn.

Bước 3: Xử lý bắp giò

Tiếp theo, bạn cho bắp giò vào nồi luộc chín. Sau đó, bạn vớt ra ngoài đợi bắp giò nguội hẳn, bạn cắt thành từng lát vừa ăn.

Bạn luộc chín và cắt bắp giò thành từng lát vừa ăn

Bước 4: Hoàn thành và trình bày bánh canh Trảng Bàng

Sau đó, bạn trụng bánh canh với nước sôi, cho vào bát. Lúc này, bạn chan nước dùng lên trên cùng với bắp giò thái lát và hành, ngò lên để trang trí món ăn là đã hoàn thành cách nấu bánh canh Trảng Bàng.

Thành phẩm bánh canh Trảng Bàng Tây Ninh

Với cách nấu bánh canh Trảng Bàng trên, bạn đã có thể thu được thành phẩm chỉ sau 4 bước thực hiện. Bạn còn ngại ngần gì nữa mà không cùng thử nghiệm công thức trên để đem hương vị Tây Ninh về gian bếp nhà. Nếu bạn muốn nắm bắt rõ hơn từng công đoạn chế biến bánh canh Trảng Bàng cũng các loại bánh canh khác như bánh canh cá lóc, bánh canh ghẹ, bánh canh cua… hãy tham gia lớp học nấu ăn tại Hội Đầu Bếp Á Âu. Bạn nhanh tay điền thông tin vào form bên dưới để nhận được sự tư vấn cụ thể từ chúng tôi nhé!

Chúc bạn thành công!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/banh-canh-trang-bang/

Bỏ túi cách làm rau muống xào tỏi tươi xanh, giòn ngon tại nhà

Là món ăn quen thuộc tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm rau muống xào tỏi tươi xanh, giòn ngon ngay tại nhà. Bài viết dưới đây, Hội ...