Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Bánh Canh Ghẹ

Cách nấu bánh canh ghẹ không khó như bạn nghĩ, chỉ với 3 bước thực hiện tại nhà, bạn có thể tự tin vào bếp trổ tài nấu bánh canh cho gia đình thưởng thức.

Bánh canh là món ăn quen thuộc của người dân miền Trung và miền Nam. Bánh canh có nhiều loại khác nhau: bánh canh cua, bánh canh ghẹ, bánh canh giò heo, bánh canh cá lọc, bánh canh mọc… cách làm nhìn chung giống nhau nhưng tùy vùng miền mà nguyên liệu nhân có sự biến tấu phù hợp. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách bạn cách làm bánh canh ghẹ – một món ăn được nhiều người cực kì yêu thích. Tô bánh canh nóng hổi, nghi ngút khói, sợi bánh dai dai ăn cùng thịt ghẹ ngon ngọt và nước dùng đậm đà rất hấp dẫn.

banh canh ghe

Bánh canh ghẹ có thể chế biến thành món ăn sáng hay ăn vào các bữa chính đều được

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Ghẹ tươi: 3 con
  • Hạt điều: 50g
  • Hành khô: 2 củ
  • Hành lá: 10 cây
  • Các gia vị thường dùng
  • Bột gạo: ½ chén cơm
  • Bột năng:1/5 chén cơm.

Lưu ý khi chọn ghẹ: Để nấu bánh canh ngon, bạn phải chọn được những con ghẹ tươi còn sống, hai càng còn nguyên chưa bị rụng. Ghẹ có kích thước vừa là tốt nhất, không nên mua to quá hoặc nhỏ quá.

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu

– Ghẹ mua về bạn đem rửa sạch, tách lấy phần trứng để riêng, vắt thêm vài giọt chanh để khử mùi tanh. Phần thịt ghẹ bỏ yếm, để riêng, ướp gia vị với chút muối và hạt tiêu khoảng 30 phút cho thấm gia vị.
– Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, thái nhỏ.
– Hành khô bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.

Hướng dẫn các bước nấu bánh canh ghẹ ngon

Bước 1. Làm sợi bánh canh.

Sợi bánh canh bạn có thể mua sẵn ở chợ hoặc siêu thị nhưng nếu muốn đảm bảo chất lượng thì nên làm tại nhà. Cách làm sợi bánh canh cũng rất đơn giản, bạn đổ bột gạo và bột năng đã chuẩn bị vào một cái tô, từ từ cho nước vào trộn đều cho đến khi hỗn hợp bột mịn, không bị vón cục. Sau đó, bạn cho bột lên một mặt phẳng (mâm, thớt, khay) rồi cán bột thật mỏng, dùng dao cắt bột thành những sợi dài vừa ăn.

Lưu ý, để bột bánh canh không bị dính, bạn hãy rắc một lớp bột năng mỏng lên mặt phẳng trước khi cắt.

làm sợi bánh canh ghẹ

Từng sợi bánh canh to tròn, dai trong rất hấp dẫn

Bước 2. Nấu bánh canh ghẹ.

– Cho một chút dầu ăn vào chảo đun sôi, bỏ hạt điều vào chảo, đảo đều cho đến khi hạt điều ra màu đỏ thì vớt bỏ phần hạt.
– Đổ dầu ăn có màu điều vào một cái nồi, bạn cho hành khô vào phi thơm vàng, đổ trứng ghẹ vào xào chín. Bạn phải nhẹ tay đảo đều để trứng ghẹ không bị nát.
– Khi trứng ghẹ chín, cho thịt ghẹ vào xào cùng đến khi thịt ghẹ chín vàng thì đổ nước vào đun sôi, lượng nước tùy ý để ăn bánh canh.
– Nêm nếm gia vị vừa ăn, cho nước sôi khoảng vài phút thì tắt bếp, giữ nóng cho tới khi ăn.

Bước 3. Thành phẩm và thưởng thức.

– Khi ăn, bạn chuẩn bị một nồi nước sôi, cho bánh canh vào muôi nhúng, nhúng vào nồi nước đang sôi khoảng hai phút cho sợi bánh chín đều rồi vớt ra cho vào tô. Múc thịt ghẹ và chan nước dùng nóng vào.
– Thêm hành lá lên trên rồi thưởng thức.

Chúc các bạn thực hiện thành công!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/banh-canh-ghe/

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

Học phí nghề bếp 2018

Học phí nghề bếp không có mức quy định cụ thể mà phụ thuộc vào mục đích và thời gian học tập của từng đối tượng học viên, tuy nhiên vẫn được đánh giá là ở mặt bằng chung so với các ngành nghề khá, phù hợp với mức chi trả của nhiều người.

Nhu cầu học nghề đầu bếp tăng cao 2018

Trong những năm gần đây, đầu bếp trở thành nghề “hot” thu hút sự quan tâm đặc biệt của các bạn trẻ bởi cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập cao. Để có thể trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, việc đầu tiên là phải học nghề, thế nhưng nhiều người còn phân vân vì chưa biết mức học phí nghề bếp là bao nhiêu, liệu có phù hợp với khả năng chi trả của bản thân hay không. Vì vậy, xác định được mức học phí nghề bếp, thời gian học trong bao lâu là điều cần thiết bạn nên làm để chuẩn bị tài chính cho kế hoạch học nghề của mình.

hoc phi hoc nghe dau bep

Tìm hiểu học phí là điều nên làm để cân nhắc tài chính khi học nghề đầu bếp

Nghề bếp có rất nhiều khóa học khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề của đông đảo học viên. Có người học để trở thành đầu bếp chuyên nghiệp, người học để nấu ăn ngon chăm sóc gia đình, người học nữ công gia chánh hay có những người học để mở quán kinh doanh… Học phí nghề bếp không có mức quy định nào cụ thể mà phụ thuộc vào mục đích và thời gian học tập của bạn.

Học theo món

Nếu bạn tham gia các lớp chuyên đề như chuyên đề xôi, chuyên đề gỏi, chuyên đề ốc… để học một vài món ngon cho gia đình hoặc mở quán kinh doanh thì học phí sẽ từ 600 – 1.000.000đ; học nhiều món hơn thì khoảng 1.000.000 – 2.000.000đ. Thời gian học các lớp chuyên đề chỉ từ 1 – 3 buổi và được sắp xếp linh động.

Học theo yêu cầu cùng đầu bếp giỏi

Bạn cũng có thể yêu cầu học những món mình thích, các lớp học yêu cầu tuy học phí cao hơn một chút nhưng bù lại, bạn sẽ được học dưới hình thức 1 thầy 1 trò, vừa học bí quyết vừa thực hành cùng giảng viên, thời gian cũng được sắp xếp linh động theo yêu cầu của bạn.

Học nghề chuyên nghiệp

Đối với các khóa học nấu ăn chuyên nghiệp như Bếp trưởng điều hành, Bếp Âu, Bếp Á, Bếp Nhật, Bếp Việt…, học phí ở mức 7.000.000 – 8.000.000đ và kéo dài trong thời gian 3 – 6 tháng. Khóa học này dành cho những người học nghề với mục đích trở thành đầu bếp, chương trình đào tạo được xây dựng theo cấp độ từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp cho cả người đã có kinh nghiệm và người mới bắt đầu.

hoc nghe dau bep chuyen nghiep

Ưu điểm của ngành đào tạo đầu bếp

Ưu điểm của các khóa học nghề bếp chuyên nghiệp là học phí thường không phát sinh, chỉ cần đóng một lần sẽ bao gồm tất cả chi phí như: đồng phục, giáo trình, tập bút, nguyên vật liệu thực hành, chứng chỉ tốt nghiệp… bạn có thể yên tâm học tập mà không lo phát sinh thêm khoản nào khác. Sau khi tốt nghiệp các khóa học này, bạn có thể tự tin xin việc làm tại các quán ăn, nhà hàng, khách sạn lớn nhỏ trong cả nước hoặc mở quán kinh doanh. Khi đã có chuyên môn và tay nghề, bạn có thể đảm nhận các vị trí cao hơn như tổ trưởng, tổ phó, bếp trưởng, bếp phó… hoặc trở thành những chuyên gia ẩm thực, chuyên gia dinh dưỡng, giảng viên dạy nấu ăn chuyên nghiệp…

Như vậy, có thể thấy học nghề đầu bếp có nhiều ưu điểm nổi bật nhưng học phí nhìn chung không cao hơn so với các ngành nghề khác, phù hợp với hầu hết đối tượng học viên. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn và theo học tại những đơn vị đào tạo nghề bếp uy tín để đảm bảo chất lượng dạy và học tốt nhất.

Chúc bạn thành công!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/hoc-phi-nghe-bep-2018/

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Cao lầu Hội An

Cách làm cao lầu – đặc sản Hội An sẽ được bật mí cho bạn với 4 bước thực hiện cụ thể, chỉ cần làm theo công thức hướng dẫn này, bạn sẽ có ngay món cao lầu thơm ngon chuẩn vị.

Cao Lầu là gì?

Cao lầu là tên một món ăn nổi tiếng, được biết đến là đặc sản Hội An mà bất kì du khách nào đến đây cũng đều muốn nếm thử. Món này thoạt nhìn tưởng mì nhưng không phải mì, những sợi cao lầu được chế biến công phu kết hợp với tôm, thịt, rau sống và một chút nước dùng, đơn giản thế thôi nhưng hương vị đặc trưng rất hấp dẫn. Không cần phải đến Hội An hay các quán ăn, nhà hàng để thưởng thức cao lầu, giờ đây bạn có thể vào bếp và tự làm tại nhà để chiêu đãi cả gia đình.

cao lầu hội an

Cao lầu gần giống món mì nhưng không phải mì

Nguyên liệu cần chuẩn bị để nấu cao lầu

  • Thịt nạc vai: 450g
  • Sợi cao lầu khô: 300g
  • Muối hạt: 2 – 3 thìa cà phê
  • Ngũ vị hương: 1 gói
  • Ram khô chiên giòn
  • Tỏi khô: 1/3 củ
  • Đường đen: 200g
  • Nước tương: 1 chén
  • Hạt nêm: 2 muỗng
  • Húng lủi, giá đỗ, rau cải con

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu

– Cao lầu khô ngâm với nước nóng 2 – 3h cho mềm, sau đó vớt ra rổ.
– Thịt nạc mua về bạn ngâm với nước muối pha loãng 15 phút rồi rửa sạch với nước. Thái thịt thành những miếng lớn.
– Tỏi khô bóc vỏ, đập đập.
– Húng lủi, rau cải con nhặt gốc, rửa sạch, để ráo.
– Giá đỗ rửa sạch, để ráo.

Hướng dẫn các bước nấu cao lầu

Bước 1. Ướp thịt.
– Thịt sau khi thái miếng lớn, bạn dùng tay bóp muối rồi cho đường, ngũ vị hương, hạt nêm vào trộn đều để ướp thịt.
– Thời gian ướp thịt từ 1 – 2 tiếng, sau đó bạn cho nước tương, tỏi đập dập vào thịt, trộn đều.

Bước 2. Chiên thịt.
– Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng, bạn cho thịt vào chiên đều hai mặt.
– Đổ nước ướp thịt vào chảo nấu sôi, đậy nắp rồi đun lửa nhỏ liu riu, khoảng 15 phút thì lật thịt lại cho thịt thấm gia vị.
– Sau khi đun khoảng 1 tiếng, bạn chắt nước thịt trong chảo sang nồi khác để làm nước chan.
– Phần thịt còn lại bạn đảo liên tục cho tới khi thịt ráo nước, khô lại thì tắt bếp.
– Gắp thịt ra, đợi nguội rồi cắt lát mỏng vừa ăn.

Bước 3. Nấu nước chan cao lầu.
Phần nước thịt chắt ra bạn có thể nêm chút nước vào nấu và nêm nếm gia vị vừa ăn/ Đặc điểm của món cao lầu là ăn khô nên phần nước chan rất ít, nước chan phải có vị đậm đà.

Bước 4. Thành phẩm cao lầu.
– Nấu một nồi nước sôi trên bếp, cho giá đỗ vào trụng sơ rồi vớt ra để ráo.
– Cho mì vào nồi nước sôi, đảo đều khoảng 1 phút là có thể sử dụng.
– Cho giá đỗ trụng xuống đấy tô, thêm sợi cao lầu, trên cùng xếp các miếng thịt, chan chút nước dùng và thêm vài miếng ram chiên cùng chút ớt bột là có ngay món cao lầu hoàn chỉnh.

cách làm cao lầu khá đơn giản

Cao lầu ăn cùng với húng lủi, rau cải con và ớt khoanh

Cách làm cao lầu không tốn quá nhiều thời gian, mỗi khi rảnh rỗi bạn có thể vào bếp và thực hiện ngay món ăn này.

Chúc các bạn thực hiện thành công!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/cao-lau-hoi-an/

Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Ếch xào sả ớt

Cách làm ếch xào sả ớt đem đến cho bạn một món ăn hao cơm cực hấp dẫn, giúp bạn có thêm món mới để thay đổi khẩu vị thường xuyên cho cả gia đình.

Ếch được xem là loại thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau. Thịt ếch khá mềm, có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn như: cháo ếch, ếch chiên bơ, ếch xào măng, ếch kho tộ, lẩu ếch… nhưng phổ biến nhất có lẽ là ếch xào sả ớt. Ếch xào xả ớt có lớp thịt ngoài cháy cạnh, giòn thơm, thịt bên trong mềm ngọt tự nhiên, hấp dẫn nhất là mùi sả thơm phức xen lẫn vị cay nhẹ của ớt sừng, đã ăn là nghiền. Cách làm ếch xào sả ớt thơm ngon hấp dẫn sẽ được hướng dẫn trong công thức dưới đây, hãy cùng vào bếp và trổ tài nội trợ ngay nào!

ếch xào sả ớt

Ếch xào sả ớt vừa là món ăn cơm vừa là món nhậu được nhiều người yêu thích

Nguyên liệu làm ếch xào sả ớt:

  • Thịt ếch đã làm sạch: 500g
  • Sả: 2 – 3 cây
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Hành khô: 1 củ
  • Ớt sừng: 2 trái
  • Rượu trắng: 100ml
  • Các gia vị thường sử dụng như: muối, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm

Lưu ý khi chọn mua ếch:

+ Ếch đồng thịt sẽ dai, ngon hơn so với ếch nuôi.
+ Bạn có thể mua ếch đông lạnh bán sẵn trong siêu thị nhưng tốt nhất nên mua ếch sống và nhờ người bán làm sạch. Phần da ếch có thể giữ lại nhưng tốt nhất bạn nên bỏ đi do da ếch đồng thường có nhiều sán.

lột bỏ da ếch trước khi chế biến

Bạn nên bỏ phần da ếch trước khi chế biến để đảm bảo an toàn

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu:

– Thịt ếch đem rửa sạch với nước rồi rửa lại với chút rượu trắng cho sạch và hết mùi tanh. Chặt ếch thành những miếng nhỏ vừa ăn.
– Sả bóc lớp vỏ ngoài, bỏ phần lá già phía trên, rửa sạch rồi băm nhỏ.
– Ớt rửa sạch, thái lát.

Hướng dẫn cách làm ếch xào sả ớt

Bước 1. Ướp thịt ếch.
Thịt ếch sau khi làm sạch, bạn đem ướp với 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt tiêu, ½ lượng hành tím băm và một ít ớt khoảng 20 – 30 phút cho thấm gia vị.

Bước 2. Xào thịt ếch.
– Cho chảo lên bếp với 2 – 3 thìa canh dầu ăn, khi dầu nóng, bạn cho sả băm, tỏi băm, ớt thái lát vào phi thơm.
– Tiếp đó cho ếch vào chảo, đảo đều cho thịt ếch săn lại.
– Nếu thịt ếch khô quá, bạn có thể cho thêm chút nước rồi đảo đều cho tới khi ếch chín mềm và thấm gia vị.
– Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, múc thịt ếch xào sả ớt ra đĩa rồi thưởng thức.

Như vậy, chúng tôi vừa hướng dẫn cho bạn công thức hoàn chỉnh để chế biến món ếch xào sả ớt chỉ với 2 bước thực hiện, chỉ cần một chút khéo léo là đã có ngay món ăn đưa cơm cực hấp dẫn này.

Chúc các bạn thực hiện thành công!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/ech-xao-sa-ot/

Ếch xào sả ớt

Cách làm ếch xào sả ớt đem đến cho bạn một món ăn hao cơm cực hấp dẫn, giúp bạn có thêm món mới để thay đổi khẩu vị thường xuyên cho cả gia đình.

Ếch được xem là loại thực phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, phù hợp với nhiều đối tượng ở các độ tuổi khác nhau. Thịt ếch khá mềm, có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn như: cháo ếch, ếch chiên bơ, ếch xào măng, ếch kho tộ, lẩu ếch… nhưng phổ biến nhất có lẽ là ếch xào sả ớt. Ếch xào xả ớt có lớp thịt ngoài cháy cạnh, giòn thơm, thịt bên trong mềm ngọt tự nhiên, hấp dẫn nhất là mùi sả thơm phức xen lẫn vị cay nhẹ của ớt sừng, đã ăn là nghiền. Cách làm ếch xào sả ớt thơm ngon hấp dẫn sẽ được hướng dẫn trong công thức dưới đây, hãy cùng vào bếp và trổ tài nội trợ ngay nào!

ếch xào sả ớt

Ếch xào sả ớt vừa là món ăn cơm vừa là món nhậu được nhiều người yêu thích

Nguyên liệu làm ếch xào sả ớt:

  • Thịt ếch đã làm sạch: 500g
  • Sả: 2 – 3 cây
  • Tỏi khô: 1 củ
  • Hành khô: 1 củ
  • Ớt sừng: 2 trái
  • Rượu trắng: 100ml
  • Các gia vị thường sử dụng như: muối, nước mắm, hạt tiêu, hạt nêm

Lưu ý khi chọn mua ếch:

+ Ếch đồng thịt sẽ dai, ngon hơn so với ếch nuôi.
+ Bạn có thể mua ếch đông lạnh bán sẵn trong siêu thị nhưng tốt nhất nên mua ếch sống và nhờ người bán làm sạch. Phần da ếch có thể giữ lại nhưng tốt nhất bạn nên bỏ đi do da ếch đồng thường có nhiều sán.

lột bỏ da ếch trước khi chế biến

Bạn nên bỏ phần da ếch trước khi chế biến để đảm bảo an toàn

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu:

– Thịt ếch đem rửa sạch với nước rồi rửa lại với chút rượu trắng cho sạch và hết mùi tanh. Chặt ếch thành những miếng nhỏ vừa ăn.
– Sả bóc lớp vỏ ngoài, bỏ phần lá già phía trên, rửa sạch rồi băm nhỏ.
– Ớt rửa sạch, thái lát.

Hướng dẫn cách làm ếch xào sả ớt

Bước 1. Ướp thịt ếch.
Thịt ếch sau khi làm sạch, bạn đem ướp với 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê hạt tiêu, ½ lượng hành tím băm và một ít ớt khoảng 20 – 30 phút cho thấm gia vị.

Bước 2. Xào thịt ếch.
– Cho chảo lên bếp với 2 – 3 thìa canh dầu ăn, khi dầu nóng, bạn cho sả băm, tỏi băm, ớt thái lát vào phi thơm.
– Tiếp đó cho ếch vào chảo, đảo đều cho thịt ếch săn lại.
– Nếu thịt ếch khô quá, bạn có thể cho thêm chút nước rồi đảo đều cho tới khi ếch chín mềm và thấm gia vị.
– Nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp, múc thịt ếch xào sả ớt ra đĩa rồi thưởng thức.

Như vậy, chúng tôi vừa hướng dẫn cho bạn công thức hoàn chỉnh để chế biến món ếch xào sả ớt chỉ với 2 bước thực hiện, chỉ cần một chút khéo léo là đã có ngay món ăn đưa cơm cực hấp dẫn này.

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Thịt luộc mắm tôm

Thịt luộc mắm tôm là món ăn quen thuộc của nhiều người, cách làm thịt luộc mắm tôm không khó nhưng để làm ngon, làm chuẩn hương vị thì không phải ai cũng biết.

Mắm tôm là gia vị phổ biến của người Việt, dùng để ướp, nêm và làm nước chấm trực tiếp. Nhắc đến mắm tôm chắc hẳn bạn sẽ nhớ ngay đến món thịt luộc mắm tôm, một món ăn quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của các gia đình Việt. Những miếng thịt ba chỉ luộc xen cả nạc và mỡ, chấm với chén mắm tôm pha mới đậm đà hương vị làm sao, ăn cùng dưa leo, xà lách, rau thơm ngon khó cưỡng. Món này làm đồ nhậu, ăn với cơm, cuốn bánh tráng với bún thì miễn chê. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm thịt luộc mắm tôm vừa ngon vừa đơn giản, hãy cùng theo dõi nhé!

thịt luộc mắm tôm

Thịt luộc mắm tôm là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Thịt ba chỉ: 300g
  • Tỏi: ½ củ
  • Chanh tươi: 1 trái
  • Ớt: 2 trái
  • Hành khô: 1 củ
  • Mắm tôm: ½ trái
  • Các gia vị sử dụng hằng ngày
  • Rau sống ăn kèm: khế chua, chuối chát, tía tô, rau diếp, dưa leo…

Lưu ý khi chọn thịt:

+ Bạn nên chọn phần thịt có cả nạc cả mỡ nhưng nạc nhiều hơn để ăn không bị ngán.
+ Bạn có thể thay thịt ba chỉ bằng thịt chân giò, thịt vai… hoặc bộ phận nào cũng được.

chọn thịt ba chỉ

Chọn thịt ba chỉ có phần nạc nhiều hơn mỡ

Hướng dẫn cách sơ chế nguyên liệu

– Thịt ba chỉ mua về rửa thật sạch, cạo sạch lông nếu còn sót lại. Nếu miếng thịt to quá, bạn nên xẻ đôi ra để khi luộc thịt nhanh chín hơn.
– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
– Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.
– Ớt rửa sạch, bỏ hết hạt, thái lát.
– Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt.
– Các loại rau sống ăn kèm nhặt hết gốc, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Dưa leo, khế chua, chuối chát cắt miếng vừa ăn.

Hướng dẫn cách làm thịt luộc mắm tôm ngon

Bước 1. Luộc thịt.
– Bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, cho thịt ba chỉ vào chần sơ để thịt sạch và không có mùi hôi, sau đó rửa lại với nước lạnh.
– Cho thịt vào một các nồi khác, đổ nước ngập mặt thịt, thêm chút hạt nêm rồi bắc lên bếp nấu với lửa lớn.
– Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và luộc khoảng 15 – 20 phút cho thịt chín mềm.
– Vớt thịt ra ngoài, khi thịt nguội bạn thái thành những miếng mỏng vừa ăn, xếp vào đĩa.

Bước 2. Pha mắm tôm.
– Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho hành, tỏi vào phi thơm rồi đổ mắm tôm vào khuấy đều. Khi mắm tôm sôi, mùi mắm dậy lên thì tắt bếp, đổ ra chén, để nguội.
– Tùy sở thích, bạn có thể thêm nước cốt chanh, ớt vào mắm tôm.

Lưu ý, nếu thích ăn mắm tôm sống, bạn có thể pha ngay với nước cốt chanh và ớt mà không cần phải đun nóng.

Bước 3. Thành phẩm và thưởng thức món ăn.
Cho chén mắm tôm vào giữa đĩa, xung quanh bày thịt luộc, các loại rau sống rồi thưởng thức.

Bạn có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu tùy thích

Từ món thịt luộc mắm tôm, bạn có thể bổ sung thêm bún tươi, đậu phụ chiên vàng và nguyên liệu tùy ý để tạo thành món bún đậu mắm tôm mà không cần ra quán nữa, thật ngon và tiện lợi phải không nào?

Chúc các bạn thực hiện thành công món ăn này nhé!

Thịt luộc mắm tôm

Thịt luộc mắm tôm là món ăn quen thuộc của nhiều người, cách làm thịt luộc mắm tôm không khó nhưng để làm ngon, làm chuẩn hương vị thì không phải ai cũng biết.

Mắm tôm là gia vị phổ biến của người Việt, dùng để ướp, nêm và làm nước chấm trực tiếp. Nhắc đến mắm tôm chắc hẳn bạn sẽ nhớ ngay đến món thịt luộc mắm tôm, một món ăn quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của các gia đình Việt. Những miếng thịt ba chỉ luộc xen cả nạc và mỡ, chấm với chén mắm tôm pha mới đậm đà hương vị làm sao, ăn cùng dưa leo, xà lách, rau thơm ngon khó cưỡng. Món này làm đồ nhậu, ăn với cơm, cuốn bánh tráng với bún thì miễn chê. Hôm nay, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm thịt luộc mắm tôm vừa ngon vừa đơn giản, hãy cùng theo dõi nhé!

thịt luộc mắm tôm

Thịt luộc mắm tôm là món ăn quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Thịt ba chỉ: 300g
  • Tỏi: ½ củ
  • Chanh tươi: 1 trái
  • Ớt: 2 trái
  • Hành khô: 1 củ
  • Mắm tôm: ½ trái
  • Các gia vị sử dụng hằng ngày
  • Rau sống ăn kèm: khế chua, chuối chát, tía tô, rau diếp, dưa leo…

Lưu ý khi chọn thịt:

+ Bạn nên chọn phần thịt có cả nạc cả mỡ nhưng nạc nhiều hơn để ăn không bị ngán.
+ Bạn có thể thay thịt ba chỉ bằng thịt chân giò, thịt vai… hoặc bộ phận nào cũng được.

chọn thịt ba chỉ

Chọn thịt ba chỉ có phần nạc nhiều hơn mỡ

Hướng dẫn cách sơ chế nguyên liệu

– Thịt ba chỉ mua về rửa thật sạch, cạo sạch lông nếu còn sót lại. Nếu miếng thịt to quá, bạn nên xẻ đôi ra để khi luộc thịt nhanh chín hơn.
– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
– Hành khô bóc vỏ, thái lát mỏng.
– Ớt rửa sạch, bỏ hết hạt, thái lát.
– Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt.
– Các loại rau sống ăn kèm nhặt hết gốc, rửa sạch, ngâm nước muối loãng rồi vớt ra để ráo. Dưa leo, khế chua, chuối chát cắt miếng vừa ăn.

Hướng dẫn cách làm thịt luộc mắm tôm ngon

Bước 1. Luộc thịt.
– Bắc nồi nước lên bếp nấu sôi, cho thịt ba chỉ vào chần sơ để thịt sạch và không có mùi hôi, sau đó rửa lại với nước lạnh.
– Cho thịt vào một các nồi khác, đổ nước ngập mặt thịt, thêm chút hạt nêm rồi bắc lên bếp nấu với lửa lớn.
– Khi nước sôi, hạ lửa nhỏ và luộc khoảng 15 – 20 phút cho thịt chín mềm.
– Vớt thịt ra ngoài, khi thịt nguội bạn thái thành những miếng mỏng vừa ăn, xếp vào đĩa.

Bước 2. Pha mắm tôm.
– Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, khi dầu nóng bạn cho hành, tỏi vào phi thơm rồi đổ mắm tôm vào khuấy đều. Khi mắm tôm sôi, mùi mắm dậy lên thì tắt bếp, đổ ra chén, để nguội.
– Tùy sở thích, bạn có thể thêm nước cốt chanh, ớt vào mắm tôm.

Lưu ý, nếu thích ăn mắm tôm sống, bạn có thể pha ngay với nước cốt chanh và ớt mà không cần phải đun nóng.

Bước 3. Thành phẩm và thưởng thức món ăn.
Cho chén mắm tôm vào giữa đĩa, xung quanh bày thịt luộc, các loại rau sống rồi thưởng thức.

Bạn có thể kết hợp thêm với các nguyên liệu tùy thích

Từ món thịt luộc mắm tôm, bạn có thể bổ sung thêm bún tươi, đậu phụ chiên vàng và nguyên liệu tùy ý để tạo thành món bún đậu mắm tôm mà không cần ra quán nữa, thật ngon và tiện lợi phải không nào?

Chúc các bạn thực hiện thành công món ăn này nhé!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/thit-luoc-mam-tom/

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Phân biệt đậu phụ nguyên chất và thạch cao

Bạn đã biết cách phân biệt đậu phụ nguyên chất và đậu phụ chứa thạch cao chưa? Nếu chưa, hãy theo dõi bài viết này nhé!

Đậu phụ là món ăn ngon, bổ, rẻ được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam. Những miếng đậu phụ trắng mềm có thể dùng nấu canh, chiên giòn, kho thịt, xốt cà chua, ăn lẩu, làm chả… thích hợp cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, món ăn này đang khiến nhiều người lo lắng vì sợ ăn phải đậu phụ chứa thạch cao, gây nguy hại cho sức khỏe. Vậy, làm thế nào để phân biệt đậu phụ nguyên chất và đậu phụ chứa thạch cao?

dau phu mon an ngon bo re

Đậu phụ là món ăn ngon, bổ, rẻ

Tại sao người ta sử dụng thạch cao khi làm đậu phụ?

Khi làm đậu phụ thông thường, để tạo sự kết tủa, ép cho đậu thành khuôn, người ta thường sử dụng giấm chua hoặc đậu phụ ủ chua nhưng với cách này, lượng đậu phụ kết tủa rất ít. Trong khi đó, nếu cho thạch cao vào nấu, váng đậu sẽ nổi nhanh hơn và thu về lượng gấp đôi so với cách nấu thông thường.

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất vì hám lợi trước mắt mà đã sử dụng thạch cao trong chế biến đậu phụ. Tuy nhiên, thạch cao lại là một chất được dùng trong xây dựng, cơ thể con người không thể hấp thu. Thạch cao không tan trong nước, chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng như: đồng, sắt, chì… nếu dùng nhiều đậu phụ chứa thạch cao sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe như: nhiễm chì gây ngộ độc chì, hạn chế khả năng tiêu hóa thức ăn, cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng…

Cách phân biệt đậu phụ thạch cao và đậu phụ nguyên chất

phân biệt đậu phụ thạch cao

Bạn có thể phân biệt đậu phụ chứa thạch cao và đậu phụ nguyên chất bằng mắt thường

Đậu phụ pha thạch cao

Đậu phụ pha thạch cao thường có màu vàng hơn so với đậu phụ thường, màu càng vàng càng chứa nhiều thạch cao. Khi ăn, đậu phụ có vị hơi chát và không thơm, béo. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là đậu phụ chứa thạch cao thường rất chắc và nặng tay.

Đậu phụ nguyên chất

Đậu phụ nguyên chất được làm theo kiểu truyền thống thường có màu trắng ngà, mềm mại, có vị thơm béo, bùi bùi của đậu nành, hương vị khi ăn giống như ăn váng sữa đậu nành còn nóng. Đậu phụ nguyên chất khá mềm và nhẹ.

Làm sao để không mua phải đậu phụ chứa thạch cao

Bên cạnh việc phân biệt đậu phụ nguyên chất và đậu phụ thạch cao bằng mắt thường, bạn không nên mua đậu phụ chiên sẵn vì sẽ không phân biệt được đâu là đậu phụ nguyên chất, đâu là đậu phụ chứa thạch cao và chỉ nên mua ở những nơi uy tín, quen thuộc.

Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn!

Phân biệt đậu phụ nguyên chất và thạch cao

Bạn đã biết cách phân biệt đậu phụ nguyên chất và đậu phụ chứa thạch cao chưa? Nếu chưa, hãy theo dõi bài viết này nhé!

Đậu phụ là món ăn ngon, bổ, rẻ được sử dụng phổ biến trong bữa ăn hằng ngày của người dân Việt Nam. Những miếng đậu phụ trắng mềm có thể dùng nấu canh, chiên giòn, kho thịt, xốt cà chua, ăn lẩu, làm chả… thích hợp cho cả người lớn và trẻ em. Tuy nhiên, món ăn này đang khiến nhiều người lo lắng vì sợ ăn phải đậu phụ chứa thạch cao, gây nguy hại cho sức khỏe. Vậy, làm thế nào để phân biệt đậu phụ nguyên chất và đậu phụ chứa thạch cao?

dau phu mon an ngon bo re

Đậu phụ là món ăn ngon, bổ, rẻ

Tại sao người ta sử dụng thạch cao khi làm đậu phụ?

Khi làm đậu phụ thông thường, để tạo sự kết tủa, ép cho đậu thành khuôn, người ta thường sử dụng giấm chua hoặc đậu phụ ủ chua nhưng với cách này, lượng đậu phụ kết tủa rất ít. Trong khi đó, nếu cho thạch cao vào nấu, váng đậu sẽ nổi nhanh hơn và thu về lượng gấp đôi so với cách nấu thông thường.

Hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất vì hám lợi trước mắt mà đã sử dụng thạch cao trong chế biến đậu phụ. Tuy nhiên, thạch cao lại là một chất được dùng trong xây dựng, cơ thể con người không thể hấp thu. Thạch cao không tan trong nước, chứa nhiều tạp chất và kim loại nặng như: đồng, sắt, chì… nếu dùng nhiều đậu phụ chứa thạch cao sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe như: nhiễm chì gây ngộ độc chì, hạn chế khả năng tiêu hóa thức ăn, cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng…

Cách phân biệt đậu phụ thạch cao và đậu phụ nguyên chất

phân biệt đậu phụ thạch cao

Bạn có thể phân biệt đậu phụ chứa thạch cao và đậu phụ nguyên chất bằng mắt thường

Đậu phụ pha thạch cao

Đậu phụ pha thạch cao thường có màu vàng hơn so với đậu phụ thường, màu càng vàng càng chứa nhiều thạch cao. Khi ăn, đậu phụ có vị hơi chát và không thơm, béo. Đặc điểm dễ nhận biết nhất là đậu phụ chứa thạch cao thường rất chắc và nặng tay.

Đậu phụ nguyên chất

Đậu phụ nguyên chất được làm theo kiểu truyền thống thường có màu trắng ngà, mềm mại, có vị thơm béo, bùi bùi của đậu nành, hương vị khi ăn giống như ăn váng sữa đậu nành còn nóng. Đậu phụ nguyên chất khá mềm và nhẹ.

Làm sao để không mua phải đậu phụ chứa thạch cao

Bên cạnh việc phân biệt đậu phụ nguyên chất và đậu phụ thạch cao bằng mắt thường, bạn không nên mua đậu phụ chiên sẵn vì sẽ không phân biệt được đâu là đậu phụ nguyên chất, đâu là đậu phụ chứa thạch cao và chỉ nên mua ở những nơi uy tín, quen thuộc.

Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/phan-biet-dau-phu-nguyen-chat-va-thach-cao/

Măng tây là gì?

Măng tây là loại rau hảo hạng được du nhập vào nước ta từ những năm 1960 – 1970, tuy nhiên, chúng chưa thực sự phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Măng tây là gì? Cách sử dụng măng tây như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Măng Tây là gì?

Măng tây là một loại cây lâu năm thuộc họ Lily, tên khoa học là Asparagus officinalis. Phần thu hoạch làm thực phẩm là các chồi măng thẳng, phần đầu nhỏ, có hình dạng như ngọn giáo. Măng tây được xem là một loại rau cao cấp được yêu thích bởi vị giòn, ngon và kết cấu khá mềm. Măng tây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc, Peru, Mỹ, Mexico và được thu hoạch vào mùa xuân.

măng tây

Măng tây là một loại rau hảo hạng được yêu thích

Tác dụng của măng tây đối với sức khỏe

Không chỉ có vị ngon đặc trưng, măng tây còn được xem là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tây chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển và phòng chống bệnh tật như: chất đạm, chất béo, chất xơ, đường, các loại vitamin và khoáng chất, các acid amin… có tác dụng:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, chống viêm, chống lại quá trình oxy hóa.
  • Ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
  • Phòng chống các bệnh ung thư.
  • Nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Măng tây có 3 loại khác nhau: măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím. Tại Việt Nam, măng tây xanh được trồng chủ yếu và cung cấp cho người tiêu dùng.

3 loại măng tây

Có 3 loại măng tây

Cách sử dụng măng tây trong chế biến món ăn

Sau khi rửa sạch, bạn dùng dao gọt phần vỏ ngoài của 1/3 cọng măng từ gốc trở lên (phần đầu của măng rất non, không cần gọt) rồi đem chế biến. Măng tây có thể dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như:

Măng tây cuộn thịt xông khói: Măng tây sau khi luộc và ngâm nước lạnh, bạn dùng thịt xông khói cuốn măng tây cùng với nấm kim châm, thanh cua. Cuộn tròn lại rồi dùng tăm ghim chặt, sau đó đem chiên vàng.

Măng tây luộc: Món ăn tuy đơn giản nhưng bạn sẽ cảm nhận được vị ngon trọn vẹn của măng tây. Nấu nồi nước sôi, cho vào chút muối, đường, dầu ăn rồi cho măng vào luộc từ 1 – 3 phút tùy kích thước. Vớt ra cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thau nước đá để măng xanh và giòn rồi vớt ra để ráo.

Măng tây hấp: Cho măng tây vào nồi hấp như bình thường, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thau nước đá.

Măng tây nướng: Măng tây làm sạch, cho vào khay nướng trộn với chút dầu oliu, muối và hạt tiêu. Bạn làm nóng lò nướng trước, cho măng vào nướng khoảng 3 phút rồi lật lại, nướng thêm 3 phút hoặc lâu hơn nếu thấy măng phồng rộp lên.

Măng tây xào: Măng tây có thể kết hợp với vô số nguyên liệu khác nhau để tạo thành những món ăn vô cùng hấp dẫn như: măng tây xào tỏi, măng tây xào thịt bò, măng tây xào thịt gà, măng tây xào tôm…

mang-tay-xao-nam

Măng tây xào nấm

Ngoài ra, bạn có thể dùng măng tây để chế biến các món sup, salad…tùy ý. Khi chế biến măng tây, bạn cần lưu ý 2 điều sau:
– Không nên nấu măng tây trong nồi sắt vì măng tây phải ứng với sắt sẽ làm đổi màu nồi nấu và măng tây.
– Khi xào măng, nên xào nhanh, nếu nấu lâu quá măng sẽ bị mềm, mất đi độ giòn vốn có.

Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/mang-tay-la-gi/

Măng tây là gì?

Măng tây là loại rau hảo hạng được du nhập vào nước ta từ những năm 1960 – 1970, tuy nhiên, chúng chưa thực sự phổ biến trong bữa ăn hằng ngày. Măng tây là gì? Cách sử dụng măng tây như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Măng Tây là gì?

Măng tây là một loại cây lâu năm thuộc họ Lily, tên khoa học là Asparagus officinalis. Phần thu hoạch làm thực phẩm là các chồi măng thẳng, phần đầu nhỏ, có hình dạng như ngọn giáo. Măng tây được xem là một loại rau cao cấp được yêu thích bởi vị giòn, ngon và kết cấu khá mềm. Măng tây được trồng ở nhiều nơi trên thế giới, tập trung nhiều nhất ở Trung Quốc, Peru, Mỹ, Mexico và được thu hoạch vào mùa xuân.

măng tây

Măng tây là một loại rau hảo hạng được yêu thích

Tác dụng của măng tây đối với sức khỏe

Không chỉ có vị ngon đặc trưng, măng tây còn được xem là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong măng tây chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển và phòng chống bệnh tật như: chất đạm, chất béo, chất xơ, đường, các loại vitamin và khoáng chất, các acid amin… có tác dụng:

  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, chống viêm, chống lại quá trình oxy hóa.
  • Ổn định huyết áp, ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
  • Phòng chống các bệnh ung thư.
  • Nhiều chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa.

Măng tây có 3 loại khác nhau: măng tây xanh, măng tây trắng và măng tây tím. Tại Việt Nam, măng tây xanh được trồng chủ yếu và cung cấp cho người tiêu dùng.

3 loại măng tây

Có 3 loại măng tây

Cách sử dụng măng tây trong chế biến món ăn

Sau khi rửa sạch, bạn dùng dao gọt phần vỏ ngoài của 1/3 cọng măng từ gốc trở lên (phần đầu của măng rất non, không cần gọt) rồi đem chế biến. Măng tây có thể dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn như:

Măng tây cuộn thịt xông khói: Măng tây sau khi luộc và ngâm nước lạnh, bạn dùng thịt xông khói cuốn măng tây cùng với nấm kim châm, thanh cua. Cuộn tròn lại rồi dùng tăm ghim chặt, sau đó đem chiên vàng.

Măng tây luộc: Món ăn tuy đơn giản nhưng bạn sẽ cảm nhận được vị ngon trọn vẹn của măng tây. Nấu nồi nước sôi, cho vào chút muối, đường, dầu ăn rồi cho măng vào luộc từ 1 – 3 phút tùy kích thước. Vớt ra cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thau nước đá để măng xanh và giòn rồi vớt ra để ráo.

Măng tây hấp: Cho măng tây vào nồi hấp như bình thường, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh hoặc thau nước đá.

Măng tây nướng: Măng tây làm sạch, cho vào khay nướng trộn với chút dầu oliu, muối và hạt tiêu. Bạn làm nóng lò nướng trước, cho măng vào nướng khoảng 3 phút rồi lật lại, nướng thêm 3 phút hoặc lâu hơn nếu thấy măng phồng rộp lên.

Măng tây xào: Măng tây có thể kết hợp với vô số nguyên liệu khác nhau để tạo thành những món ăn vô cùng hấp dẫn như: măng tây xào tỏi, măng tây xào thịt bò, măng tây xào thịt gà, măng tây xào tôm…

mang-tay-xao-nam

Măng tây xào nấm

Ngoài ra, bạn có thể dùng măng tây để chế biến các món sup, salad…tùy ý. Khi chế biến măng tây, bạn cần lưu ý 2 điều sau:
– Không nên nấu măng tây trong nồi sắt vì măng tây phải ứng với sắt sẽ làm đổi màu nồi nấu và măng tây.
– Khi xào măng, nên xào nhanh, nếu nấu lâu quá măng sẽ bị mềm, mất đi độ giòn vốn có.

Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn!

Bánh cuốn nóng

Công thức sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh cuốn nóng thơm ngon đơn giản, chi tiết từ khâu định lượng nguyên liệu, sơ chế, làm nhân và tráng bánh.

Bánh cuốn là món ăn sáng quen thuộc của rất nhiều người. Một đĩa bánh cuốn nóng hổi với những miếng bánh trắng mềm vừa được tráng tức thì, nhân bên trong bùi ngậy với thịt băm, hành phi, nấm mèo, ăn cùng nước mắm pha và chút rau trụng, ngon mà không ngán. Cách làm bánh cuốn nóng không cầu kỳ như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần chút khéo léo là sẽ có ngay món bánh nóng hổi cho bữa sáng mà không cần mua bên ngoài, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

bánh cuốn nóng

Đĩa bánh cuốn nóng thật hấp dẫn phải không nào?

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Phần bột:

  • Bột gạo: 400g
  • Bột năng:100g
  • Muối:10g
  • Dầu ăn: 10g
  • Nước ấm khoảng 50 – 60 độ C: 1200g

Phần nhân bánh cuốn:

  • Thịt nạc băm: 500g
  • Hành tây: 500g
  • Nấm mèo: 50g
  • Hành tím: 250g
  • Dầu ăn: 50g
  • Các gia vị nêm nếm thường dùng: muối, đường, bột ngọt, hạt tiêu
  • Rau ăn kèm: Húng, quế, giá đỗ lượng tùy ý

Phấn nước chấm:

  • Nước mắm ngon: 100g
  • Đường: 100g
  • Chanh tươi: ½ trái
  • Ớt tươi: tùy ý
  • Nước lọc: 60ml

Các bước sơ chế nguyên liệu

– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn, vắt ráo nước.
– Hành tím lấy 200 đem bóc vỏ, bào mỏng rồi đem phơi nắng, gió cho héo, sau đó đem áo hành qua lớp bột năng thật mỏng rồi lược bỏ phần bột thừa bằng rây.
– 50g hành tím còn lại bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
– Nấm mèo ngâm với nước ấm cho nở, cắt gốc, rửa sạch, băm nhuyễn.
– Húng, quế rửa nhặt, rửa sạch, cắt nhỏ.
– Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.

Hướng dẫn cách làm bánh cuốn nóng

Bước 1. Trụng giá sống.
Nấu một nồi nước sôi rồi tắt bếp, cho giá vào trụng nhanh rồi đổ ra, xả lại với nước lạnh, để ráo.

Bước 2. Làm hành phi.
Bắc chảo lên bếp với lượng dầu ăn vừa đủ, khi dầu nóng, bạn cho hành đã áo bột năng vào chiên vàng thơm, sau đó vớt ra để ráo dầu.

Bước 3. Làm nước chấm ăn kèm.
Lấy 100g nước mắm pha với 100g đường, bắc lên bếp nấu cho tan đường rồi thêm 600ml nước, nước cốt chanh và ớt bằm tùy ý. Khuấy đều hỗn hợp rồi múc ra chén tùy ý.

Bước 4. Làm nhân bánh.
– Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, bạn cho 50g hành băm vào phi thơm rồi trút thịt bằm vào xào thật săn.
– Nêm nếm gia vị vừa ăn với nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu.
– Cho hành tây, nấm mèo vào xào chín cùng với thịt, sau đó thêm 1/3 lượng hành phi vào trộn đều, tắt bếp, múc nhân ra tô.

Bước 5. Tráng bánh.
– Cho tất cả nguyên liệu phần bột vào một cái thau, trộn kỹ rồi để bột nghỉ khoảng 30 phút. Nếu muốn bột bánh ngon hơn, bạn có thể pha bột trước, cho bột nghỉ 3 phút rồi đậy kín, để qua đêm trong tủ lạnh.
– Bắc nồi chuyên đổ bánh cuốn lên bếp, lượng nước trong nồi cách mặt vải khoảng 10 – 15cm. Nấu nước sôi, đậy nắp lại cho hơi nước làm ướt mặt vải rồi mới tiến hành tráng bánh.
– Múc một lượng bột vừa đủ đổ lên mặt vải, dùng muôi dàn đều cho bột mỏng và trải đều khắp miếng vải. Sau đó đậy vung lại trong khoảng 1 – 2 phút cho bột chín. Khi bánh chín, bạn dùng thanh tre mỏng, dài gỡ lấy bánh, đặt bánh lên một cái mâm hoặc khay đã thoa một lớp dầu ăn mỏng. Múc nhân trải đều lên bánh rồi cuộn lại.
– Làm lần lượt cho tới khi hết nguyên liệu.

Bạn cần chút khéo khéo khi tráng bánh để bánh không bị rách

Bước 6. Thành phẩm và thưởng thức.
Bạn xếp bánh vào đĩa (có thể cắt miếng nhỏ vừa ăn rồi xếp) cùng với rau húng, quế, giá đỗ trụng, rắc thêm hành phi và ăn kèm nước mắm pha.

Bánh cuốn ăn nóng là ngon nhất, bạn có thể ăn cùng các loại giò, chả, nem ngon tuyệt.

Nếu không cho nồi tráng bánh chuyên dụng, bạn cũng có thể dùng chảo chống dính để tráng bánh. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Bánh cuốn nóng

Công thức sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách làm bánh cuốn nóng thơm ngon đơn giản, chi tiết từ khâu định lượng nguyên liệu, sơ chế, làm nhân và tráng bánh.

Bánh cuốn là món ăn sáng quen thuộc của rất nhiều người. Một đĩa bánh cuốn nóng hổi với những miếng bánh trắng mềm vừa được tráng tức thì, nhân bên trong bùi ngậy với thịt băm, hành phi, nấm mèo, ăn cùng nước mắm pha và chút rau trụng, ngon mà không ngán. Cách làm bánh cuốn nóng không cầu kỳ như nhiều người vẫn nghĩ, chỉ cần chút khéo léo là sẽ có ngay món bánh nóng hổi cho bữa sáng mà không cần mua bên ngoài, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

bánh cuốn nóng

Đĩa bánh cuốn nóng thật hấp dẫn phải không nào?

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Phần bột:

  • Bột gạo: 400g
  • Bột năng:100g
  • Muối:10g
  • Dầu ăn: 10g
  • Nước ấm khoảng 50 – 60 độ C: 1200g

Phần nhân bánh cuốn:

  • Thịt nạc băm: 500g
  • Hành tây: 500g
  • Nấm mèo: 50g
  • Hành tím: 250g
  • Dầu ăn: 50g
  • Các gia vị nêm nếm thường dùng: muối, đường, bột ngọt, hạt tiêu
  • Rau ăn kèm: Húng, quế, giá đỗ lượng tùy ý

Phấn nước chấm:

  • Nước mắm ngon: 100g
  • Đường: 100g
  • Chanh tươi: ½ trái
  • Ớt tươi: tùy ý
  • Nước lọc: 60ml

Các bước sơ chế nguyên liệu

– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, băm nhuyễn, vắt ráo nước.
– Hành tím lấy 200 đem bóc vỏ, bào mỏng rồi đem phơi nắng, gió cho héo, sau đó đem áo hành qua lớp bột năng thật mỏng rồi lược bỏ phần bột thừa bằng rây.
– 50g hành tím còn lại bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ.
– Nấm mèo ngâm với nước ấm cho nở, cắt gốc, rửa sạch, băm nhuyễn.
– Húng, quế rửa nhặt, rửa sạch, cắt nhỏ.
– Giá đỗ rửa sạch, để ráo nước.

Hướng dẫn cách làm bánh cuốn nóng

Bước 1. Trụng giá sống.
Nấu một nồi nước sôi rồi tắt bếp, cho giá vào trụng nhanh rồi đổ ra, xả lại với nước lạnh, để ráo.

Bước 2. Làm hành phi.
Bắc chảo lên bếp với lượng dầu ăn vừa đủ, khi dầu nóng, bạn cho hành đã áo bột năng vào chiên vàng thơm, sau đó vớt ra để ráo dầu.

Bước 3. Làm nước chấm ăn kèm.
Lấy 100g nước mắm pha với 100g đường, bắc lên bếp nấu cho tan đường rồi thêm 600ml nước, nước cốt chanh và ớt bằm tùy ý. Khuấy đều hỗn hợp rồi múc ra chén tùy ý.

Bước 4. Làm nhân bánh.
– Bắc chảo lên bếp với chút dầu ăn, bạn cho 50g hành băm vào phi thơm rồi trút thịt bằm vào xào thật săn.
– Nêm nếm gia vị vừa ăn với nước mắm, bột ngọt, hạt tiêu.
– Cho hành tây, nấm mèo vào xào chín cùng với thịt, sau đó thêm 1/3 lượng hành phi vào trộn đều, tắt bếp, múc nhân ra tô.

Bước 5. Tráng bánh.
– Cho tất cả nguyên liệu phần bột vào một cái thau, trộn kỹ rồi để bột nghỉ khoảng 30 phút. Nếu muốn bột bánh ngon hơn, bạn có thể pha bột trước, cho bột nghỉ 3 phút rồi đậy kín, để qua đêm trong tủ lạnh.
– Bắc nồi chuyên đổ bánh cuốn lên bếp, lượng nước trong nồi cách mặt vải khoảng 10 – 15cm. Nấu nước sôi, đậy nắp lại cho hơi nước làm ướt mặt vải rồi mới tiến hành tráng bánh.
– Múc một lượng bột vừa đủ đổ lên mặt vải, dùng muôi dàn đều cho bột mỏng và trải đều khắp miếng vải. Sau đó đậy vung lại trong khoảng 1 – 2 phút cho bột chín. Khi bánh chín, bạn dùng thanh tre mỏng, dài gỡ lấy bánh, đặt bánh lên một cái mâm hoặc khay đã thoa một lớp dầu ăn mỏng. Múc nhân trải đều lên bánh rồi cuộn lại.
– Làm lần lượt cho tới khi hết nguyên liệu.

Bạn cần chút khéo khéo khi tráng bánh để bánh không bị rách

Bước 6. Thành phẩm và thưởng thức.
Bạn xếp bánh vào đĩa (có thể cắt miếng nhỏ vừa ăn rồi xếp) cùng với rau húng, quế, giá đỗ trụng, rắc thêm hành phi và ăn kèm nước mắm pha.

Bánh cuốn ăn nóng là ngon nhất, bạn có thể ăn cùng các loại giò, chả, nem ngon tuyệt.

Nếu không cho nồi tráng bánh chuyên dụng, bạn cũng có thể dùng chảo chống dính để tráng bánh. Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/banh-cuon-nong/

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

Bánh ướt chả lụa

Cách làm bánh ướt chả lụa sẽ trở nên thật đơn giản với các bước hướng dẫn sau đây, bạn có thể làm bánh ướt với nồi hấp chuyên dụng hoặc chảo chống dính đều được.

Bánh ướt là món ăn quen thuộc của người Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn bánh ướt là bánh cuốn nhưng hai món ăn này khác nhau đấy nhé! Có cách làm gần giống nhau nhưng bánh ướt là loại bánh được làm từ bột gạo hấp tráng mỏng để khi ăn còn ướt, bên trong không cuốn nhân; nếu cuốn nhân thì được gọi là bánh cuốn. Bánh ướt ngon nhất khi ăn kèm với chả lụa và nước mắm pha, những miếng bánh trắng mềm ai cũng thích, lại ăn cùng các loại rau, giá ngon lành. Cách làm bánh ướt chả lụa sẽ được hướng dẫn chi tiết trong công thức dưới đây, hãy nhanh tay ghi vào sổ tay nội trợ của mình nhé!

bánh ướt chả lụa

Bánh ướt chả lụa thơm ngon, đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột gạo: 200g
  • Tinh bột bắp: 75g, bạn có thể dùng bột năng hoặc bột khoai tây thay thế
  • Muối: 1/3 muỗng
  • Nước lạnh: 620ml
  • Chả lụa: 200g
  • Rau ăn kèm: dưa leo, giá đỗ, rau thơm
  • Nguyên liệu pha nước mắm: 2 muỗng canh nước mắm, 8 muỗng nước lạnh, 1,5 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng đường.
  • Ớt: 1 – 2 trái
  • Tỏi: 1 củ
  • Hành lá: 2 cây

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu

– Dưa leo rửa sạch, thái sợi dài.
– Rau thơm nhặt gốc, rửa sạch.
– Giá đỗ rửa sạch.
– Ớt rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.
– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
– Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, băm nhỏ.

Hướng dẫn các bước làm bánh ướt chả lụa

Bước 1. Pha nước mắm ăn kèm.
Bạn cho tất cả nguyên liệu pha nước mắm vào một cái tô, khuấy đều cho đường tan hết rồi thêm tỏi băm, ớt băm, hành lá băm nhỏ vào tô, khuấy đều hỗn hợp nước mắm.

Bước 2. Trụng rau ăn kèm.
Bắc nồi nước lên bếp nấu sôi rồi tắt bếp, cho giá đỗ và dưa leo thái sợi vào trụng sơ rồi vớt ra, xả qua nước lạnh, để ráo nước.

Bước 3. Pha bột làm bánh ướt.
Bạn cho bột gạo và tinh bột bắp đã chuẩn bị sẵn vào tô cùng nước lạnh, hòa tan rồi để khoảng 1 giờ cho bột lắng xuống, sau đó chắt bỏ phần nước trong. Đổ nước khác vào bột với lượng nước như cũ. Lưu ý, bước này sẽ giúp bánh trong, dẻo và thơm hơn. Bạn có thể thực hiện bước pha bột rồi tiến hành các bước 1, 2 trong thời gian đợi bột lắng để tiết kiệm thời gian.

Bước 4. Tráng bánh.
– Nồi hấp hơi làm bánh chuyên dụng chuẩn bị sẵn, bạn cho nước vào nồi rồi bắc lên bếp nấu. Căng cứng miếng vải trên miệng nồi rồi đậy nắp lại.
– Khi nước sôi, miếng vải nóng, bạn dùng cọ thoa một chút dầu ăn lên miếng vải để chống dính.
– Múc một lượng bột vừa đủ lên mặt vải, dùng muôi dàn nhẹ bột tạo thành một lớp mỏng. Đậy nắp lại hấp khoảng 1 – 2 phút cho bột chín rồi dùng thanh tre mỏng nhúng nước, nhẹ nhàng gỡ bánh ra, để ra khay hoặc đĩa.
– Tiếp tục làm cho đến khi hết bột.
– Bánh sau khi tráng, bạn có thể cuốn sơ thành những cuốn dài, sau đó cắt nhỏ ra hoặc để nguyên cắt tùy ý.

làm bánh ướt bằng nồi hấp

Tráng bột càng mỏng thì bánh càng ngon.

Nếu không có nồi hấp chuyên dụng, bạn có thể dùng chảo chống dính để tráng bánh. Bạn thoa một lớp dầu ăn mỏng vào mặt chảo, đun nóng rồi đổ bột vào, cầm cán chảo lắc đều để bột dàn mỏng khắp, sau đó đậy vung lại cho đến khi bột chín thì lấy ra.

Bước 5. Cắt chả lụa
Chả lụa cắt thành những miếng mỏng vừa ăn.

Bước 6. Thành phẩm và thưởng thức.
Bạn xếp bánh ướt vào đĩa cùng rau thơm, giá đỗ, dưa leo. Thêm vài miếng chả lụa lên trên, rắc chút hành phi rồi ăn kèm với nước mắm chua ngọt ngon tuyệt.

Bánh ướt có thể ăn kèm với nem, chả, heo quay… tùy ý

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Bánh ướt chả lụa

Cách làm bánh ướt chả lụa sẽ trở nên thật đơn giản với các bước hướng dẫn sau đây, bạn có thể làm bánh ướt với nồi hấp chuyên dụng hoặc chảo chống dính đều được.

Bánh ướt là món ăn quen thuộc của người Việt Nam, nhiều người thường nhầm lẫn bánh ướt là bánh cuốn nhưng hai món ăn này khác nhau đấy nhé! Có cách làm gần giống nhau nhưng bánh ướt là loại bánh được làm từ bột gạo hấp tráng mỏng để khi ăn còn ướt, bên trong không cuốn nhân; nếu cuốn nhân thì được gọi là bánh cuốn. Bánh ướt ngon nhất khi ăn kèm với chả lụa và nước mắm pha, những miếng bánh trắng mềm ai cũng thích, lại ăn cùng các loại rau, giá ngon lành. Cách làm bánh ướt chả lụa sẽ được hướng dẫn chi tiết trong công thức dưới đây, hãy nhanh tay ghi vào sổ tay nội trợ của mình nhé!

bánh ướt chả lụa

Bánh ướt chả lụa thơm ngon, đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Bột gạo: 200g
  • Tinh bột bắp: 75g, bạn có thể dùng bột năng hoặc bột khoai tây thay thế
  • Muối: 1/3 muỗng
  • Nước lạnh: 620ml
  • Chả lụa: 200g
  • Rau ăn kèm: dưa leo, giá đỗ, rau thơm
  • Nguyên liệu pha nước mắm: 2 muỗng canh nước mắm, 8 muỗng nước lạnh, 1,5 muỗng nước cốt chanh, 2 muỗng đường.
  • Ớt: 1 – 2 trái
  • Tỏi: 1 củ
  • Hành lá: 2 cây

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu

– Dưa leo rửa sạch, thái sợi dài.
– Rau thơm nhặt gốc, rửa sạch.
– Giá đỗ rửa sạch.
– Ớt rửa sạch, bỏ hạt, băm nhỏ.
– Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
– Hành lá nhặt gốc, rửa sạch, băm nhỏ.

Hướng dẫn các bước làm bánh ướt chả lụa

Bước 1. Pha nước mắm ăn kèm.
Bạn cho tất cả nguyên liệu pha nước mắm vào một cái tô, khuấy đều cho đường tan hết rồi thêm tỏi băm, ớt băm, hành lá băm nhỏ vào tô, khuấy đều hỗn hợp nước mắm.

Bước 2. Trụng rau ăn kèm.
Bắc nồi nước lên bếp nấu sôi rồi tắt bếp, cho giá đỗ và dưa leo thái sợi vào trụng sơ rồi vớt ra, xả qua nước lạnh, để ráo nước.

Bước 3. Pha bột làm bánh ướt.
Bạn cho bột gạo và tinh bột bắp đã chuẩn bị sẵn vào tô cùng nước lạnh, hòa tan rồi để khoảng 1 giờ cho bột lắng xuống, sau đó chắt bỏ phần nước trong. Đổ nước khác vào bột với lượng nước như cũ. Lưu ý, bước này sẽ giúp bánh trong, dẻo và thơm hơn. Bạn có thể thực hiện bước pha bột rồi tiến hành các bước 1, 2 trong thời gian đợi bột lắng để tiết kiệm thời gian.

Bước 4. Tráng bánh.
– Nồi hấp hơi làm bánh chuyên dụng chuẩn bị sẵn, bạn cho nước vào nồi rồi bắc lên bếp nấu. Căng cứng miếng vải trên miệng nồi rồi đậy nắp lại.
– Khi nước sôi, miếng vải nóng, bạn dùng cọ thoa một chút dầu ăn lên miếng vải để chống dính.
– Múc một lượng bột vừa đủ lên mặt vải, dùng muôi dàn nhẹ bột tạo thành một lớp mỏng. Đậy nắp lại hấp khoảng 1 – 2 phút cho bột chín rồi dùng thanh tre mỏng nhúng nước, nhẹ nhàng gỡ bánh ra, để ra khay hoặc đĩa.
– Tiếp tục làm cho đến khi hết bột.
– Bánh sau khi tráng, bạn có thể cuốn sơ thành những cuốn dài, sau đó cắt nhỏ ra hoặc để nguyên cắt tùy ý.

làm bánh ướt bằng nồi hấp

Tráng bột càng mỏng thì bánh càng ngon.

Nếu không có nồi hấp chuyên dụng, bạn có thể dùng chảo chống dính để tráng bánh. Bạn thoa một lớp dầu ăn mỏng vào mặt chảo, đun nóng rồi đổ bột vào, cầm cán chảo lắc đều để bột dàn mỏng khắp, sau đó đậy vung lại cho đến khi bột chín thì lấy ra.

Bước 5. Cắt chả lụa
Chả lụa cắt thành những miếng mỏng vừa ăn.

Bước 6. Thành phẩm và thưởng thức.
Bạn xếp bánh ướt vào đĩa cùng rau thơm, giá đỗ, dưa leo. Thêm vài miếng chả lụa lên trên, rắc chút hành phi rồi ăn kèm với nước mắm chua ngọt ngon tuyệt.

Bánh ướt có thể ăn kèm với nem, chả, heo quay… tùy ý

Chúc các bạn thực hiện thành công!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/banh-uot-cha-lua/

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Làm bánh Gato bằng nồi cơm điện

Cách làm bánh gato bằng nồi cơm điện vừa ngon vừa đơn giản lại giúp bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ so với việc mua bánh bên ngoài.

Nếu trước đây bánh gato thường chỉ xuất hiện trong những ngày sinh nhật, tiệc cưới, tiệc kỉ niệm… thì bây giờ bạn có thể tự làm và thưởng thức chúng bất cứ lúc nào, kể cả khi trong nhà không có lò nướng. Thật khó tin nhưng đúng vậy đấy, chỉ cần một số nguyên liệu dễ mua, dễ tìm và một chiếc nồi cơm điện, bạn hoàn toàn có thể làm được món bánh gato mềm thơm, xốp mịn không thua kém ngoài tiệm.

làm bánh gato nồi cơm điện

Cách làm bánh gato bằng nồi cơm điện khá đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh gato bằng nồi cơm điện

  • Trứng gà tươi: 6 quả
  • Bột mì: 120g
  • Bột bắp: 20g
  • Bột nở: 1 muỗng
  • Đường cát trắng: 120g

Hướng dẫn cách làm bánh gato bằng nồi cơm điện

làm bánh gato bằng nồi cơm điện tại nhà

Bạn chỉ cần một chút khéo léo là có thể làm được

Bước 1. Ngâm trứng gà.
Bạn lấy 2 cốc nước lạnh pha với 3 cốc nước sôi, sau đó cho 6 quả trứng gà ngâm vào nước ấm. Bước này giúp làm trứng nóng lên, khi đánh sẽ dễ bông hơn.

Bước 2. Trộn hỗn hợp bột.
Trộn đều 120g bột mì, 20g bột bắp và 1 muỗng bột nở.

Bước 3. Đánh bông trứng.
6 quả trứng sau khi ngâm, bạn lấy ra, đập trứng vào tô, cho 120g đường cát trắng vào rồi dùng dụng cụ đánh trứng đánh cho nổi bông . Khi bạn nhấc dụng cụ đánh trứng lên cao, thấy trứng rớt thành dòng là đạt yêu cầu.

Bước 4. Trộn bột và trứng.
Bạn rây từng chút bột ở bước 2 vào tô trứng để bột mịn, không bị vón cục, trộn nhẹ tay để tránh làm bông trứng bị xẹp.

Bước 5. Làm bánh bằng nồi cơm điện.
– Lấy nồi bên trong ra khỏi nồi cơm điện, lót giấy nến vào đáy nồi rồi đổ bột vào trong để bánh không bị dính. Đặt nồi vào nồi cơm, đậy nắp lại và chọn chế độ “Cook”.
– Sau khoảng 10 phút, nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm “Warm”. Bạn đợi thêm khoảng 5 – 7 phút rồi bấm nút “Cook” một lần nữa.
– Lặp lại thao tác bấm nút “Cook” 2 – 3 lần, sau khoảng 40 phút, bạn mở nồi để kiểm tra độ nóng của nắp, đảm bảo bánh chín đều. Nếu nắp nồi chưa nóng, bạn bấm “Cook” thêm 1 lần nữa, nếu nóng rồi thì đợi khoảng 20 phút nữa cho bánh chín đều.
– Khi đủ thời gian nấu, bạn mở nắp nồi, dùng ngón tay nhấn nhẹ vào bánh, nếu bánh không xẹp xuống là đã chín. Hoặc có thể kiểm tra bằng cách dùng tăm xăm vào bánh, nếu tăm khô là bánh chín và ngược lại.

kiểm tra độ chín của bánh gato nồi cơm điện

Kiểm tra độ chín của bánh

– Khi bánh đã chín, nở xốp, màu vàng đều thì lấy nồi cơm ra, lật nồi lại để lấy bánh, bỏ lớp giấy nến rồi úp bánh lại, đặt lên trên vỉ nướng để bánh thoát hơi nước.
– Khi bánh nguội, bạn có thể thưởng thức ngay hoặc trang trí thêm kem tươi, trái cây, mứt tùy ý.

Thành quả của bạn là những miếng bánh gato thơm mềm với màu sắc vô cùng hấp dẫn

Chúc các bạn thực hiện thành công!

Làm bánh Gato bằng nồi cơm điện

Cách làm bánh gato bằng nồi cơm điện vừa ngon vừa đơn giản lại giúp bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ so với việc mua bánh bên ngoài.

Nếu trước đây bánh gato thường chỉ xuất hiện trong những ngày sinh nhật, tiệc cưới, tiệc kỉ niệm… thì bây giờ bạn có thể tự làm và thưởng thức chúng bất cứ lúc nào, kể cả khi trong nhà không có lò nướng. Thật khó tin nhưng đúng vậy đấy, chỉ cần một số nguyên liệu dễ mua, dễ tìm và một chiếc nồi cơm điện, bạn hoàn toàn có thể làm được món bánh gato mềm thơm, xốp mịn không thua kém ngoài tiệm.

làm bánh gato nồi cơm điện

Cách làm bánh gato bằng nồi cơm điện khá đơn giản

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh gato bằng nồi cơm điện

  • Trứng gà tươi: 6 quả
  • Bột mì: 120g
  • Bột bắp: 20g
  • Bột nở: 1 muỗng
  • Đường cát trắng: 120g

Hướng dẫn cách làm bánh gato bằng nồi cơm điện

làm bánh gato bằng nồi cơm điện tại nhà

Bạn chỉ cần một chút khéo léo là có thể làm được

Bước 1. Ngâm trứng gà.
Bạn lấy 2 cốc nước lạnh pha với 3 cốc nước sôi, sau đó cho 6 quả trứng gà ngâm vào nước ấm. Bước này giúp làm trứng nóng lên, khi đánh sẽ dễ bông hơn.

Bước 2. Trộn hỗn hợp bột.
Trộn đều 120g bột mì, 20g bột bắp và 1 muỗng bột nở.

Bước 3. Đánh bông trứng.
6 quả trứng sau khi ngâm, bạn lấy ra, đập trứng vào tô, cho 120g đường cát trắng vào rồi dùng dụng cụ đánh trứng đánh cho nổi bông . Khi bạn nhấc dụng cụ đánh trứng lên cao, thấy trứng rớt thành dòng là đạt yêu cầu.

Bước 4. Trộn bột và trứng.
Bạn rây từng chút bột ở bước 2 vào tô trứng để bột mịn, không bị vón cục, trộn nhẹ tay để tránh làm bông trứng bị xẹp.

Bước 5. Làm bánh bằng nồi cơm điện.
– Lấy nồi bên trong ra khỏi nồi cơm điện, lót giấy nến vào đáy nồi rồi đổ bột vào trong để bánh không bị dính. Đặt nồi vào nồi cơm, đậy nắp lại và chọn chế độ “Cook”.
– Sau khoảng 10 phút, nồi cơm điện sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm “Warm”. Bạn đợi thêm khoảng 5 – 7 phút rồi bấm nút “Cook” một lần nữa.
– Lặp lại thao tác bấm nút “Cook” 2 – 3 lần, sau khoảng 40 phút, bạn mở nồi để kiểm tra độ nóng của nắp, đảm bảo bánh chín đều. Nếu nắp nồi chưa nóng, bạn bấm “Cook” thêm 1 lần nữa, nếu nóng rồi thì đợi khoảng 20 phút nữa cho bánh chín đều.
– Khi đủ thời gian nấu, bạn mở nắp nồi, dùng ngón tay nhấn nhẹ vào bánh, nếu bánh không xẹp xuống là đã chín. Hoặc có thể kiểm tra bằng cách dùng tăm xăm vào bánh, nếu tăm khô là bánh chín và ngược lại.

kiểm tra độ chín của bánh gato nồi cơm điện

Kiểm tra độ chín của bánh

– Khi bánh đã chín, nở xốp, màu vàng đều thì lấy nồi cơm ra, lật nồi lại để lấy bánh, bỏ lớp giấy nến rồi úp bánh lại, đặt lên trên vỉ nướng để bánh thoát hơi nước.
– Khi bánh nguội, bạn có thể thưởng thức ngay hoặc trang trí thêm kem tươi, trái cây, mứt tùy ý.

Thành quả của bạn là những miếng bánh gato thơm mềm với màu sắc vô cùng hấp dẫn

Chúc các bạn thực hiện thành công!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/lam-banh-gato-bang-noi-com-dien/

Bánh canh giò heo

Cách nấu bánh canh giò heo được hướng dẫn một cách tỉ mỉ, chi tiết từ khâu sơ chế, chế biến và thành phẩm món ăn, giúp bạn tự tin vào bếp để trổ tài nội trợ.

Bánh canh giò heo là một trong những món nước được nhiều người yêu thích, có thể dùng ăn sáng, ăn trưa, chiều, tối thay cơm. Bánh canh không phải là món cao lương mỹ vị hay cầu kỳ, đắt đỏ nhưng hương vị thơm ngon khó cưỡng với nhiều loại khác nhau: bánh canh cua, bánh canh ghẹ, bánh canh mọc, bánh canh cá lóc, bánh canh chả cá… và phổ biến nhất là bánh canh giò heo. Một tô bánh canh nóng hổi, bốc khói nghi ngút, những sợi bánh canh trắng mềm có độ dai vừa phải, thịt giò heo thơm mềm, béo ngậy cộng với vị thanh mát của các thức rau xanh ăn kèm rất hấp dẫn. Thông thường, nếu muốn ăn bánh canh giò heo, bạn phải đến quán bánh canh phải không nào? Nhưng với công thức hướng dẫn sau đây của chúng tôi, bạn có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi để nấu bánh canh giò heo ngay tại nhà.

bánh canh giò heo

Bánh canh giò heo ăn nóng với rau sống và chén nước mắm để chấm thịt heo

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Giò heo: 2kg
  • Thịt đùi heo: 500g
  • Nước xương gà hoặc nước dùng nấu từ xương heo, nấu rơm tùy ý
  • Hành tây: 1 củ
  • Hành hương: 2 củ
  • Gừng: ½ củ
  • Ớt tươi: 2 trái
  • Bột gạo: 360g
  • Bột năng: 120g
  • Đường phèn: 3 viên nhỏ
  • Màu dầu điều
  • Hành phi
  • Các loại rau ăn kèm: xà lách, rau thơm, giá đỗ, ngò …
  • Các gia vị sử dụng hằng ngày

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu

– Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập.
– Giò heo mua về rửa sạch, cạo hết lông, đem luộc sơ qua nước sôi có gừng đập dập rồi lấy ra rửa lại. Chặt thành khoanh vừa ăn.
– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, bổ múi cau.
– Hành hương lột vỏ, rửa sạch.
– Các loại rau sống ăn kèm nhặt hết gốc, rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn đối với rau xà lách. Ngò thái nhỏ một ít.

Hướng dẫn cách nấu bánh canh giò heo ngon chuẩn vị

Bước 1. Nấu nước dùng.
– Bạn dùng một cái nồi lớn, cho 2lít nước, 500ml nước dùng gà, thịt đùi heo và 3 viên đường phèn vào nấu.
– Khi nước sôi, cho giò heo vào hầm với hành tây, hành hương, nêm thêm 1 muỗng muối và 1 muỗng hạt nêm.
– Khi thịt đùi chín, bạn gắp thịt ra đĩa, để nguội rồi thái miếng vừa ăn.
– Tiếp tục hầm trong khoảng 1,5 – 2h với lửa nhỏ, thường xuyên vớt bọt để nước dùng trong hơn.
– Khi chân giò chín mềm, bạn cho chút dầu màu điều vào tạo màu rồi giữ nóng, trước khi ăn nêm nếm một lần nữa với nước mắm, hạt nêm và đường.

Bước 2. Làm bánh canh.
Bánh canh bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm nếu muốn đảm bảo vệ sinh. Công thức làm bánh canh không quá phức tạp, chỉ cần một chút khéo léo là được.
– Cho 900ml nước lạnh vào nồi, thêm 360g bột gạo tẻ, ½ muỗng cà phê muối, 2 muỗng dầu ăn vào trộn đều.
– Bắc nồi lên bếp nấu, mở vung và khuấy liên tục với lửa nhỏ cho đến khi bột sệt lại, tắt bếp rồi cho 120g bột năng vào khuấy đều. Bột năng nở ra là bạn đã có một khối bột đặc quánh.
– Nấu một nồi nước sôi, cho vào đó 1 muỗng dầu ăn rồi cho bột vào đồ ép, ép bánh canh xuống nồi nước sôi. Khi sợi bánh canh nổi lên tức là đã chín, bạn vớt ra cho ngay vào thau nước lạnh rồi xả qua nước, để ráo. Cho một chút dầu ăn vào bánh canh, trộn đều để các sợi không dính nhau.

Bước 3. Thành phẩm và thưởng thức.
Bạn lấy lượng bánh canh vừa đủ cho vào tô, xếp thịt đùi lên trên, múc nước dùng nóng và giò heo vào, rắc thêm hạt tiêu, hành phi, ngò và ớt tươi thái lát.

bánh canh giò heo ngon

Bánh canh giò heo

Chúc bạn thực hiện thành công và có bữa ăn ngon miệng!

Bánh canh giò heo

Cách nấu bánh canh giò heo được hướng dẫn một cách tỉ mỉ, chi tiết từ khâu sơ chế, chế biến và thành phẩm món ăn, giúp bạn tự tin vào bếp để trổ tài nội trợ.

Bánh canh giò heo là một trong những món nước được nhiều người yêu thích, có thể dùng ăn sáng, ăn trưa, chiều, tối thay cơm. Bánh canh không phải là món cao lương mỹ vị hay cầu kỳ, đắt đỏ nhưng hương vị thơm ngon khó cưỡng với nhiều loại khác nhau: bánh canh cua, bánh canh ghẹ, bánh canh mọc, bánh canh cá lóc, bánh canh chả cá… và phổ biến nhất là bánh canh giò heo. Một tô bánh canh nóng hổi, bốc khói nghi ngút, những sợi bánh canh trắng mềm có độ dai vừa phải, thịt giò heo thơm mềm, béo ngậy cộng với vị thanh mát của các thức rau xanh ăn kèm rất hấp dẫn. Thông thường, nếu muốn ăn bánh canh giò heo, bạn phải đến quán bánh canh phải không nào? Nhưng với công thức hướng dẫn sau đây của chúng tôi, bạn có thể tranh thủ thời gian rảnh rỗi để nấu bánh canh giò heo ngay tại nhà.

bánh canh giò heo

Bánh canh giò heo ăn nóng với rau sống và chén nước mắm để chấm thịt heo

Các nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Giò heo: 2kg
  • Thịt đùi heo: 500g
  • Nước xương gà hoặc nước dùng nấu từ xương heo, nấu rơm tùy ý
  • Hành tây: 1 củ
  • Hành hương: 2 củ
  • Gừng: ½ củ
  • Ớt tươi: 2 trái
  • Bột gạo: 360g
  • Bột năng: 120g
  • Đường phèn: 3 viên nhỏ
  • Màu dầu điều
  • Hành phi
  • Các loại rau ăn kèm: xà lách, rau thơm, giá đỗ, ngò …
  • Các gia vị sử dụng hằng ngày

Hướng dẫn sơ chế nguyên liệu

– Gừng cạo vỏ, rửa sạch, đập dập.
– Giò heo mua về rửa sạch, cạo hết lông, đem luộc sơ qua nước sôi có gừng đập dập rồi lấy ra rửa lại. Chặt thành khoanh vừa ăn.
– Hành tây bóc vỏ, rửa sạch, bổ múi cau.
– Hành hương lột vỏ, rửa sạch.
– Các loại rau sống ăn kèm nhặt hết gốc, rửa sạch, thái nhỏ vừa ăn đối với rau xà lách. Ngò thái nhỏ một ít.

Hướng dẫn cách nấu bánh canh giò heo ngon chuẩn vị

Bước 1. Nấu nước dùng.
– Bạn dùng một cái nồi lớn, cho 2lít nước, 500ml nước dùng gà, thịt đùi heo và 3 viên đường phèn vào nấu.
– Khi nước sôi, cho giò heo vào hầm với hành tây, hành hương, nêm thêm 1 muỗng muối và 1 muỗng hạt nêm.
– Khi thịt đùi chín, bạn gắp thịt ra đĩa, để nguội rồi thái miếng vừa ăn.
– Tiếp tục hầm trong khoảng 1,5 – 2h với lửa nhỏ, thường xuyên vớt bọt để nước dùng trong hơn.
– Khi chân giò chín mềm, bạn cho chút dầu màu điều vào tạo màu rồi giữ nóng, trước khi ăn nêm nếm một lần nữa với nước mắm, hạt nêm và đường.

Bước 2. Làm bánh canh.
Bánh canh bạn có thể mua sẵn hoặc tự làm nếu muốn đảm bảo vệ sinh. Công thức làm bánh canh không quá phức tạp, chỉ cần một chút khéo léo là được.
– Cho 900ml nước lạnh vào nồi, thêm 360g bột gạo tẻ, ½ muỗng cà phê muối, 2 muỗng dầu ăn vào trộn đều.
– Bắc nồi lên bếp nấu, mở vung và khuấy liên tục với lửa nhỏ cho đến khi bột sệt lại, tắt bếp rồi cho 120g bột năng vào khuấy đều. Bột năng nở ra là bạn đã có một khối bột đặc quánh.
– Nấu một nồi nước sôi, cho vào đó 1 muỗng dầu ăn rồi cho bột vào đồ ép, ép bánh canh xuống nồi nước sôi. Khi sợi bánh canh nổi lên tức là đã chín, bạn vớt ra cho ngay vào thau nước lạnh rồi xả qua nước, để ráo. Cho một chút dầu ăn vào bánh canh, trộn đều để các sợi không dính nhau.

Bước 3. Thành phẩm và thưởng thức.
Bạn lấy lượng bánh canh vừa đủ cho vào tô, xếp thịt đùi lên trên, múc nước dùng nóng và giò heo vào, rắc thêm hạt tiêu, hành phi, ngò và ớt tươi thái lát.

bánh canh giò heo ngon

Bánh canh giò heo

Chúc bạn thực hiện thành công và có bữa ăn ngon miệng!



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/banh-canh-gio-heo/

Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Những thực phẩm đắt nhất thế giới

Gà trống đen Ayam Cemani, chocolate To’ak, khoai tây La Bonnote, dưa Yubaki, sợi nghệ tây… được xem là những thực phẩm đắt nhất thế giới.

Bạn là người yêu thích nấu ăn và thường xuyên đi chợ mua thực phẩm, bạn đã quá quen thuộc với các loại thịt, cá, hải sản, rau củ quả, gia vị… Thế nhưng, có những thực phẩm với giá thành vô cùng đắt đỏ mà trong mơ bạn cũng không thể nghĩ tới. Đó là những thực phẩm nào và vì sao lại đắt như vậy? Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

Dưa Yubari: 7.000 USD/quả

Yubari là giống dưa vàng nổi tiếng của vùng Hokkaido, Nhật Bản; có hình dáng giống trái dưa ruột vàng, được trồng bằng đất có tro núi lửa. Không chỉ có vị ngon hiếm thấy, dưa Yubaki còn được chăm sóc, nuôi trồng nghiêm ngặt từ lúc chọn giống cho đến khi thu hoạch và đóng gói.

dưa Yubari

Dưa Yubari Nhật Bản

Cà phê Kopi Luwak: 220 – 1.300 USD/kg

Đây là loại cà phê đặc biệt hầu như chỉ có ở Indonesia, được làm từ phân chồn sau khi chúng ăn quả cà phê nhưng chỉ tiêu hóa được phần cùi, còn hạt cà phê lại theo chất thải ra ngoài. Người ta cho rằng dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày, mùi vị cà phê sẽ có sự biến đổi và đậm đà, độc đáo hơn.

Chocolate To’ak: 9 USD/g

Chocolate To’ak được xem là loại chocolate đắt nhất thế giới. Mỗi thanh chocolate chứa đến 81% ca cao và được làm bằng tay với 36 công đoạn tỉ mỉ. Chúng được bán với giá 260 USD/1 thanh 42g. Mỗi năm, chỉ có vài trăm thanh chocolate được bán ra và hương vị của chúng được đánh giá là cực kỳ tuyệt vời.

chocolate To'ak

Chocolate To’ak

Dứa: 16.000 USD/quả

Đây là loại dứa được trồng theo phương pháp đặc biệt từ thời Victoria tại nước Anh, nó còn được coi là biểu tượng cho ngôi vị và sự giàu có. Quá trình trồng dứa rất kỳ công, phải xây dựng nhà kính riêng để tạo khí hậu giống như vùng nhiệt đới; đất trồng được bón bằng phân ngựa, rơm khô, nước tiểu gia súc và sau khoảng 7 năm mới có thể thu hoạch. Hương vị của dứa được đánh giá là tuyệt ngon và không bị xơ.

Gà đen Ayam Cemani: 2.5000 USD/con

Trên thế giới có rất nhiều giống gà độc đáo và đắt đỏ nhưng đứng đầu danh sách đó phải kể đến gà đen Ayam Cemani. Nó là một giống gà có vẻ đẹp kỳ lạ, đen toàn tập từ lông, da, thịt, mắt, mào, chân, nội tạng… chỉ có máu là không đen nhưng màu rất sẫm. Gà đen Ayam Cemani là một giống gà hiếm và có giá hàng nghìn USD/con, nó còn được giới chăn nuôi gọi là “siêu xe Lamborghini” của gia cầm.

gà đen Ayam Cemani

Gà đen Ayam Cemani

Thịt bò Wagyu Nhật Bản: 660 – 2.860 USD/kg

Wagyu có thể xem là tên gọi chung các loại thịt bò cực phẩm tại Nhật Bản, trong đó nổi tiếng nhất là thịt bò Kobe. Thịt bò Wagyu có điểm đặc trưng là phần mỡ màu trắng nằm xen kẽ giữa các lớp thịt đỏ, giúp miếng thịt có màu sắc lấp lánh như cẩm thạch. Thịt bò có hương vị thơm ngon đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao.

Sợi nghệ tây: 4.400 – 22.00 USD/kg

Nghệ tây được xem là “hoàng đế của các loại gia vị” và được trồng rất nhiều ở Iran bởi phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ dưỡng độc đáo của quốc gia này. Sợi nghệ tây thực chất là nhụy hoa của cây nghệ tây, mỗi cây chỉ có 4 hoa, mỗi hoa chỉ có 3 nhụy. Người trồng nghệ tây phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và môi trường, quy trình thu hoạch cũng rất tỉ mỉ bởi bàn tay của những người phụ nữ.

Khoai tây La Bonnote: 660 USD/kg

Khoai tây La Bonnote chỉ được trồng ở Noirmoutier (một hoàn đảo ngoài khơi phía Tây nước Pháp) trên quy mô nhỏ, sản xuất khoảng 100 tấn mỗi năm. Để thu hoạch khoai tây, người ta phải dùng tay vì thân cây rất giòn và dễ gãy. Loại khoai tây này rất hiếm, chúng có vị mặn thơm ngon đặc trưng vì được bón bằng rong biển và tảo biển, nếu muốn thưởng thức chúng, bạn phải đến những nhà hàng xa hoa nhất thế giới.

Nấm Trufle trắng: 6.600 USD – 52.300 USD/kg

Nấm Trufle có hai loại: trắng và đen, trong đó, nấm Trufle trắng có nguồn gốc nước Ý được bán với giá rất cao do hương bị thơm ngon do thổ nhưỡng của vùng đất này đem lại. Nấm Trufle đắt vì rất khó trồng lại nhanh hư hỏng. Chúng mọc hoang trong rừng, có sẵn từ khoảng tháng 9 – tháng 1, nếu muốn tìm được nấm phải nhờ đến những chú chó hoặc lợn đã được đào tạo.

nấm trufle trắng

Nấm Trufle trắng

Chồi hoa bia: 1.300 USD/kg

Chồi hoa bia có hình dáng gần giống ngọn măng tây, loại hoa này có nhiều ở nước Anh và được thu hoạch vào mùa xuân. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch rất ngắn, chỉ khoảng 14 ngày. Hoa bia chỉ đâm chồi một lần rồi lụi đi rất nhanh, chính vì vậy mà chúng có giá thành rất cao. Chồi hoa bia sau khi thu hoạch đều được các nhà hàng, khách sạn thu mua để chế biến các món ăn đặc sản.

Những thực phẩm đắt nhất thế giới

Gà trống đen Ayam Cemani, chocolate To’ak, khoai tây La Bonnote, dưa Yubaki, sợi nghệ tây… được xem là những thực phẩm đắt nhất thế giới.

Bạn là người yêu thích nấu ăn và thường xuyên đi chợ mua thực phẩm, bạn đã quá quen thuộc với các loại thịt, cá, hải sản, rau củ quả, gia vị… Thế nhưng, có những thực phẩm với giá thành vô cùng đắt đỏ mà trong mơ bạn cũng không thể nghĩ tới. Đó là những thực phẩm nào và vì sao lại đắt như vậy? Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé!

Dưa Yubari: 7.000 USD/quả

Yubari là giống dưa vàng nổi tiếng của vùng Hokkaido, Nhật Bản; có hình dáng giống trái dưa ruột vàng, được trồng bằng đất có tro núi lửa. Không chỉ có vị ngon hiếm thấy, dưa Yubaki còn được chăm sóc, nuôi trồng nghiêm ngặt từ lúc chọn giống cho đến khi thu hoạch và đóng gói.

dưa Yubari

Dưa Yubari Nhật Bản

Cà phê Kopi Luwak: 220 – 1.300 USD/kg

Đây là loại cà phê đặc biệt hầu như chỉ có ở Indonesia, được làm từ phân chồn sau khi chúng ăn quả cà phê nhưng chỉ tiêu hóa được phần cùi, còn hạt cà phê lại theo chất thải ra ngoài. Người ta cho rằng dưới tác dụng lên men của các enzym trong dạ dày, mùi vị cà phê sẽ có sự biến đổi và đậm đà, độc đáo hơn.

Chocolate To’ak: 9 USD/g

Chocolate To’ak được xem là loại chocolate đắt nhất thế giới. Mỗi thanh chocolate chứa đến 81% ca cao và được làm bằng tay với 36 công đoạn tỉ mỉ. Chúng được bán với giá 260 USD/1 thanh 42g. Mỗi năm, chỉ có vài trăm thanh chocolate được bán ra và hương vị của chúng được đánh giá là cực kỳ tuyệt vời.

chocolate To'ak

Chocolate To’ak

Dứa: 16.000 USD/quả

Đây là loại dứa được trồng theo phương pháp đặc biệt từ thời Victoria tại nước Anh, nó còn được coi là biểu tượng cho ngôi vị và sự giàu có. Quá trình trồng dứa rất kỳ công, phải xây dựng nhà kính riêng để tạo khí hậu giống như vùng nhiệt đới; đất trồng được bón bằng phân ngựa, rơm khô, nước tiểu gia súc và sau khoảng 7 năm mới có thể thu hoạch. Hương vị của dứa được đánh giá là tuyệt ngon và không bị xơ.

Gà đen Ayam Cemani: 2.5000 USD/con

Trên thế giới có rất nhiều giống gà độc đáo và đắt đỏ nhưng đứng đầu danh sách đó phải kể đến gà đen Ayam Cemani. Nó là một giống gà có vẻ đẹp kỳ lạ, đen toàn tập từ lông, da, thịt, mắt, mào, chân, nội tạng… chỉ có máu là không đen nhưng màu rất sẫm. Gà đen Ayam Cemani là một giống gà hiếm và có giá hàng nghìn USD/con, nó còn được giới chăn nuôi gọi là “siêu xe Lamborghini” của gia cầm.

gà đen Ayam Cemani

Gà đen Ayam Cemani

Thịt bò Wagyu Nhật Bản: 660 – 2.860 USD/kg

Wagyu có thể xem là tên gọi chung các loại thịt bò cực phẩm tại Nhật Bản, trong đó nổi tiếng nhất là thịt bò Kobe. Thịt bò Wagyu có điểm đặc trưng là phần mỡ màu trắng nằm xen kẽ giữa các lớp thịt đỏ, giúp miếng thịt có màu sắc lấp lánh như cẩm thạch. Thịt bò có hương vị thơm ngon đặc biệt và giá trị dinh dưỡng cao.

Sợi nghệ tây: 4.400 – 22.00 USD/kg

Nghệ tây được xem là “hoàng đế của các loại gia vị” và được trồng rất nhiều ở Iran bởi phù hợp với điều kiện sinh thái và thổ dưỡng độc đáo của quốc gia này. Sợi nghệ tây thực chất là nhụy hoa của cây nghệ tây, mỗi cây chỉ có 4 hoa, mỗi hoa chỉ có 3 nhụy. Người trồng nghệ tây phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết và môi trường, quy trình thu hoạch cũng rất tỉ mỉ bởi bàn tay của những người phụ nữ.

Khoai tây La Bonnote: 660 USD/kg

Khoai tây La Bonnote chỉ được trồng ở Noirmoutier (một hoàn đảo ngoài khơi phía Tây nước Pháp) trên quy mô nhỏ, sản xuất khoảng 100 tấn mỗi năm. Để thu hoạch khoai tây, người ta phải dùng tay vì thân cây rất giòn và dễ gãy. Loại khoai tây này rất hiếm, chúng có vị mặn thơm ngon đặc trưng vì được bón bằng rong biển và tảo biển, nếu muốn thưởng thức chúng, bạn phải đến những nhà hàng xa hoa nhất thế giới.

Nấm Trufle trắng: 6.600 USD – 52.300 USD/kg

Nấm Trufle có hai loại: trắng và đen, trong đó, nấm Trufle trắng có nguồn gốc nước Ý được bán với giá rất cao do hương bị thơm ngon do thổ nhưỡng của vùng đất này đem lại. Nấm Trufle đắt vì rất khó trồng lại nhanh hư hỏng. Chúng mọc hoang trong rừng, có sẵn từ khoảng tháng 9 – tháng 1, nếu muốn tìm được nấm phải nhờ đến những chú chó hoặc lợn đã được đào tạo.

nấm trufle trắng

Nấm Trufle trắng

Chồi hoa bia: 1.300 USD/kg

Chồi hoa bia có hình dáng gần giống ngọn măng tây, loại hoa này có nhiều ở nước Anh và được thu hoạch vào mùa xuân. Tuy nhiên, thời gian thu hoạch rất ngắn, chỉ khoảng 14 ngày. Hoa bia chỉ đâm chồi một lần rồi lụi đi rất nhanh, chính vì vậy mà chúng có giá thành rất cao. Chồi hoa bia sau khi thu hoạch đều được các nhà hàng, khách sạn thu mua để chế biến các món ăn đặc sản.



from Hội Đầu Bếp Á Âu https://www.hoidaubepaau.com/nhung-thuc-pham-dat-nhat-the-gioi/

Bỏ túi cách làm rau muống xào tỏi tươi xanh, giòn ngon tại nhà

Là món ăn quen thuộc tuy nhiên không phải ai cũng biết cách làm rau muống xào tỏi tươi xanh, giòn ngon ngay tại nhà. Bài viết dưới đây, Hội ...